I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Tích lũy lại sau nhịp tăng chờ sự đồng thuận thông tin hỗ trợ và dòng tiền
Tương đồng với nhận định tuần trước nghỉ Lễ, VN-Index đã có tăng tốt trên 1.5% và vượt qua ngưỡng tâm lý 1,500 điểm khi tâm được cởi trói và dòng tiền NĐT tích cực trở lại. Thị trường tăng điểm với độ rộng tốt với 17/19 ngành tăng và 321 cổ phiếu tăng so 79 cổ phiếu giảm. Các nhóm cổ phiếu điều chỉnh mạnh trước đó như Tài nguyên cơ bản, Hóa chất, Du lịch và giải trí có mức hồi phục ấn tượng lần lượt 11.5%, 9% và 8%. Mùa công bố thông tin cơ bản đã hoàn thành, thị trường sẽ chuyến kỳ vọng sang triển vọng KQKD quý I và năm 2022 tại mùa ĐHCĐ thường niên. Biến động tiêu cực của thế giới trước tình hình lạm phát gia tăng và HĐTL tháng 2 đáo hạn tuần tới khiến cho diễn biến thị trường khó lường. VN-Index dự báo sẽ vận động tích lũy lại từ 1,475 – 1,500 điểm trước khi lấy lại đà tăng kiểm tra đỉnh tại 1,530 điểm.
Tính đến 10/2, 719 cổ phiếu, chiếm 95% công ty niêm yết 2 sàn, công bố KQKD quý IV với mức tăng LNST 13.5% yoy. 55.6% số công ty có tăng trưởng dương và 10.3% số công ty thua lỗ quý IV. Nhóm VN30 có 29/30 cổ phiếu công bố KQKD với mức tăng trưởng LNST 4.3% và 19/19 cổ phiếu Ngân hàng có mức tăng trưởng LNST 7.2% quý IV so cùng kỳ. Mặt bằng lợi nhuận cùng kỳ 2020 cao hơn các quý trước và sự phân hóa và giảm mạnh LNST của các cổ phiếu VIC, CTG, FLC, GVR khiến cho tốc độ tăng tăng quý IV so cùng kỳ giảm mạnh so với 9 tháng đầu năm. Mùa công bố KQKD quý IV đã cơ bản hoàn thành và hướng tới mùa họp ĐHCĐ năm 2022.

Ngay sau tuần đầu sau đợt nghỉ Tết, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã giao dịch tích cực trở lại và là nhân tố quan trọng giúp các chỉ số đứng vững, trong khi nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức trong nước hay tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) đều bán ròng.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 3.327 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần đầu năm mới, trong đó có 3.278 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Trái ngược lại với cá nhân trong nước, tổ chức trong nước đẩy mạnh bán ròng 2.243 tỷ đồng, gấp đôi tuần trước Tết. Trong đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng 2.119 tỷ đồng, gấp 2,7 lần tuần trước đó.
Khối tự doanh cũng giao dịch theo chiều hướng có phần tiêu cực khi bán ròng 123,3 tỷ đồng (giảm 61% so với tuần trước đó). Tuy nhiên, nếu chỉ tính về giao dịch khớp lệnh, dòng vốn này có diễn biến tích cực khi mua ròng trở lại 38,6 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng trở lại hơn 1.084 tỷ đồng ở sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 13,5 triệu cổ phiếu.

TTCK Thế giới
Lạm phát Hoa Kỳ giữ ở mức cao ảnh hưởng đến các thị trường trong ngắn hạn và gây áp lực tăng lãi suất sớm lên FED
TTCK Hoa Kỳ có phiên giảm mạnh thứ 5 sau báo cáo lạm phát tiêu cực. Dù vậy các chỉ số chứng khoán vẫn có mức tăng từ 0.3% – 2.2% trong 5 phiên giao dịch. Ngoại trừ mức giảm -2.5% của thị trường Philippines, các thị trường khu vực đều có mức tăng điểm. Đà tăng của chỉ số hàng hóa chững lại với mức giảm -0.5%, ảnh hưởng từ mức giảm -2.5% của dầu thô và – 12.4% của Gas tự nhiên trong khi chỉ số USD Index bật tăng trở lại 0.4%. Bên canh đó, khả năng chiến tranh tại biên giới Ukraine ngày một gia tăng. Tổng thống Biden đã cảnh báo tổng thống Putin về “Hậu quả nhanh chóng và nghiêm trọng” nếu Nga tấn công Ukraine và ra lệnh cho hầu hết các nhân viên đại sứ quán rời khỏi Ukraine và Moscow. Nếu chiến tranh tại biên giới Ukraine nổ ra thì có thể gây một nhịp điều chỉnh lên các thị trường chứng khoán và củng cố giá dầu giao dịch trên ngưỡng 90 USD/thùng trong giai đoạn căng thẳng này.
Chỉ số CPI Hoa Kỳ tháng 1 tăng 7.5% yoy, mức cao nhất trong 40 qua. CPI lõi (Không gồm năng lượng và thực phẩm) cũng tăng 6%. Giá tăng mạnh ở các nhóm thức ăn, phương tiện đi lại, nhà ở và điện. Phản ứng với thông tin lạm phát, Lợi suất trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm vượt mốc 2% kể từ giữa năm 2019 trong khi TTCK giảm điểm. Lạm phát tăng cao tiếp tục tạo sức ép lớn lên khả năng đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất của FED tại kỳ họp vào ngày 15-16/3. Một số tổ chức tài chính dự báo FED sẽ tăng lãi suất 0.5% trong cuộc họp tháng 3 và thực hiện tăng 0.25% từ 3 đến 5 lần trong năm 2022

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Theo báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước thực hiện trong tháng 1/2022 ước đạt 13% dự toán, tương ứng khoảng 183.5 ngàn tỷ đồng – bằng 96.8% so với cùng kỳ năm 2021. Về tổng thể cân đối ngân sách nhà nước thặng dư 69.6 ngàn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nội địa tháng 1/2022 do ngành Thuế quản lý ước đạt 155.200 tỷ đồng, đạt 13,2% dự toán, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính dự báo tổng tài sản thị trường bảo hiểm năm 2022 đạt 808.908 tỷ đồng, tăng 13,93% so với năm 2021. Về doanh nghiệp, tổng nguồn vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2022 ước đạt 165.069 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2021. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 253.730 tỷ đồng, tăng 18,04% so với năm 2021.
- Trong tháng 1/2022, Kho bạc Nhà nước huy động được 23.082 tỷ đồng trái phiếu, giảm 23,6% so với tháng trước; kỳ hạn 10 năm chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất đạt 46%, tương ứng với khối lượng phát hành 10.627 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch phát hành 105.000 tỷ đồng trong quý 1/2022 mà Kho bạc Nhà nước công bố trước đó, cơ quan này mới hoàn thành được gần 22%.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cập nhất việc giảm lãi vay của các NHTM. Tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/12/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.
- Sau Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng đồng loạt nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân từ 0.1-0.4 điểm phần trăm so với kỳ trước. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tính đến đầu tháng 02/2022 phổ biến ở mức 3.1-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; từ 4-6%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; và 4.85-7%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng
Thế giới
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc gia này trong năm 2021 đã tăng 27% lên mức cao nhất lịch sử 859,1 tỷ USD, vượt qua mức kỷ lục cũ là 763,53 tỷ USD thiết lập vào năm 2006. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng 14,5% so với năm trước lên 355,3 tỷ USD.
- Theo báo cáo của Ban Tín dụng Tiêu dùng, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, nợ hộ gia đình của Hoa Kỳ trong năm 2021 đã tăng thêm 1.000 tỷ USD, mức tăng lớn nhất 14 năm. Theo đó, các khoản vay mua nhà mới và mua ô tô tăng mạnh đã tác động cùng chiều đến nợ thế chấp của các hộ gia đình.
- Bộ Lao động Hoa Kỳ thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1982, vượt ước tính tăng 7,2% của Dow Jones. Nếu loại bỏ biến động giá thực phẩm và khí đốt, CPI tăng 6%, vượt ước tính tăng 5,9%. Lạm phát lõi cũng tăng nhanh nhất kể từ tháng 8/1982.
- Ủy ban châu Âu dự báo GDP của eurozone sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2022, thấp hơn mức 4,3% được dự báo 3 tháng trước. Trong khi đó, lạm phát được cho là sẽ tăng mạnh hơn mức dự báo 3,5% trong năm 2022. Theo đó, EC dự báo kinh tế eurozone sẽ trở về mức lạm phát trong khu vực còn 1,7%, thấp hơn mức 2% mà ECB khuyến nghị.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Công bố KQKD quý IV, năm 2021 và lịch họp ĐHCĐ các công ty niêm yết.
- Hợp đồng tương lai tháng 2 đáo hạn ngày 17/2.
- 15/2, GDP lần đầu Nhật Bản, EU và Biên bản chính sách tiền tệ Australia GDP Canada.
- 16/2, CPI Trung Quốc, Anh, Canada; Chỉ số công nghiệp, Doanh thu bán lẻ và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 17/2, Biên bản chính sách tiền tệ FED; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ và Cuộc họp G20.
- 18/2, Doanh thu bán lẻ Anh, Canada; Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

