Index | Close | % |
Dow Jones | 35,241.69 | -1.47% |
Dầu WTI | 89.94 | +0.31% |
Vàng | 1,826.83 | -0.31% |
Tỷ giá | 22,682.5 | +0.01% |
Thông tin vĩ mô
- JPMorgan: Giá dầu dễ lên 120 – 150 USD/thùng nếu căng thẳng Nga – Ukraine leo thang. Theo dự báo của JPMorgan, giá dầu có thể lên 120 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu thô của Nga bị ảnh hưởng bởi căng thẳng với Ukraine. Nói cách khác, nếu xảy ra thì việc Nga – Ukraine đụng độ quân sự sẽ gây hiệu ứng sóng trên diện rộng khiến người tiêu dùng vốn đang mệt mỏi vì lạm phát trên toàn thế giới sẽ càng thêm đau đầu. JPMorgan cảnh báo rằng nếu xuất khẩu dầu của Nga giảm một nửa, giá dầu Brent có thể vọt lên 150 USD/thùng. Mức giá cao nhất mọi thời đại của dầu được thiết lập vào tháng 7/2008, khi giá dầu Brent lên kỷ lục 147,5 USD/thùng.
- Dự kiến trình phương án đầu tư dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô vào 10/3. Tổ công tác đưa ra định hướng đầu tư bảo đảm chất lượng và đáp ứng tiến độ Chính phủ đã đề ra. Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có chiều tài hơn 111km với tổng mức đầu dự kiến hơn 94.120 tỷ đồng. Tại cuộc họp với các bộ, ngành, thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên về chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội vào ngày 18/1, Thủ tướng đã yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội bảo đảm đúng các quy định, để báo cáo Chính phủ vào cuối tháng 2 và các cấp có thẩm quyền vào đầu tháng 3.
- Giới nhà giàu tích trữ tiền mặt trước làn sóng tăng lãi suất. Gần một nửa nhà đầu tư có tài sản ròng cao trên khắp thế giới cho biết họ rất lo ngại về nguy cơ thị trường sụp đổ. Theo khảo sát của UBS Global Wealth Management, gần một nửa nhà đầu tư có tài sản ròng cao trên khắp thế giới cho biết họ rất lo ngại về nguy cơ thị trường sụp đổ. Cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ này chỉ là 45%. 61% nhà đầu tư giàu có tham gia khảo sát của UBS cho biết họ phân bổ hơn 10% danh mục vào tiền mặt và các tài sản tương đương.
- Hạ viện Mỹ không bỏ phiếu thông qua dự luật trừng phạt Nga. Một số nghị sĩ Mỹ đang quan ngại về tiến độ thảo luận dự luật trừng phạt Nga của lưỡng đảng, dự luật được cho là sẽ khiến Moskva nhận hậu quả nặng nề nếu căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.
- ‘Mỹ đang cân nhắc áp thêm thuế nếu Trung Quốc không thực hiện cam kết trong thỏa thuận giai đoạn 1’. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc áp thêm thuế nếu không thể thuyết phục Trung Quốc thực hiện cam kết mua hàng hóa theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, quan chức Phòng Thương mại Mỹ cho biết. Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump sử dụng Điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại 1974, cơ sở pháp lý nhằm đối phó hành vi bất bình đẳng của đối tác thương mại, để áp thuế với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2018 và 2019. Số liệu thương mại công bố ngày 8/2 cho thấy Trung Quốc thiếu hụt khổng lồ trong cam kết mua thêm 200 tỷ USD nông sản và hàng hóa sản xuất, năng lượng và dịch vụ từ Mỹ so với mức năm 2017 – năm trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào thương chiến. Cam kết này là tiêu điểm trong thỏa thương mại giai đoạn 1 của Mỹ dưới thời Trump với Trung Quốc ký hồi tháng 1/2020.
- EU hạ dự báo tăng trưởng của eurozone. Eurozone sẽ tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng trong năm 2022. Đây là nhận định được EC đưa ra ngày 10/2 trong bối cảnh giá năng lượng tăng và các vấn đề trong chuỗi cung ứng tiếp tục đẩy lạm phát lên cao, cản trở quá trình phục hồi bền vững sau đại dịch.
- Lạm phát Mỹ cao nhất kể từ năm 1982. CPI tháng 1 của Mỹ tăng 0,6% và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1982, vượt ước tính của Phố Wall. Lạm phát lõi cũng vượt dự báo. Thu nhập thực của người lao động chỉ tăng 0,1% nếu điều chỉnh theo lạm phát. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tuần trước giảm còn 223.000, thấp hơn dự báo 230.000. Fed dự báo tăng lãi suất từ tháng 3 để ứng phó lạm phát – đang vượt xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương Mỹ. Các thị trường tài chính đang cho rằng có 25% khả năng Fed tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, theo công cụ FedWatch của CME.
Tin doanh nghiệp
- DHA: Hãng sơn Đông Á (HDA) phát hành thêm 11,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1
- MHL: Minh Hữu Liên (MHL) bị đưa vào diện cảnh báo và không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ 11/2
- SSI: phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP, giá 10.000 đồng/CP
- CNG: CNG Việt Nam (CNG) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng 2% lên 110 tỷ đồng
- PGS: Kinh doanh Khí Miền Nam (PGS): Quý IV/2021, lợi nhuận giảm 45,2% do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh
- KBC: Dragon Capital vừa mua thêm 1,71 triệu cổ phiếu Kinh Bắc (KBC)
- QBS: Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS) có khả năng bị hủy niêm yết
- APH: An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng 71%
- C4G: CIENCO4 (C4G): Giá vốn giảm giúp lãi sau thuế quý IV/2021 tăng 47,3%, đạt 10,46 tỷ đồng
- PTB: Phú Tài (PTB): Quý IV/2021, lợi nhuận tăng 5,5% lên 129,37 tỷ đồng
- PVM: PV Machino (PVM): Giá thép giảm kéo sụt lợi nhuận quý IV/2021
- L18: Licogi 18 (L18): Một lãnh đạo đăng ký bán 150.000 cổ phiếu
- FCN: FECON (FCN) bị truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp thuế 1,06 tỷ đồng
- NDN: Nhà Đà Nẵng (NDN): Bổ nhiệm thêm một người con của ông Nguyễn Quang Trung vào HĐQT
Diễn biến thị trường Phiên 10.02.2022
- TTCK Việt Nam biến động giằng so và tăng điểm vào cuối phiên sau khi Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho biết thương mại toàn cầu tháng 1/2022 đã tăng 2.4% so với tháng trước đó, vượt tổng giá trị so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.
- EIA dự báo giá dầu sẽ tiếp tục ở mức cao do lượng dầu tồn kho toàn cầu tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2022 trước khi áp lực giá giảm sẽ xuất hiện vào giữa năm khi tăng trưởng sản lượng dầu từ OPEC+, Mỹ và các nước ngoài OPEC khác vượt xa tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dầu toàn cầu đang chậm lại giúp cổ phiếu dầu khí tăng điểm PVD (+2.8%), PVS (+1.8%).
- Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2022 sẽ tiếp tục tăng, dự báo đạt 2.1 triệu tấn, trị giá 9.2 tỷ USD, tăng 3.9% về lượng và tăng 3.5% về trị giá so với năm 2021 tác động tích cực đến cổ phiếu thủy sản ở VHC (+0.9%).
- Cổ phiếu hàng không tăng giá ở HVN (+0.6%) trước thông tin Thủ tướng ký ban hành Chỉ thị đôn đốc, chỉ đạo ngành du lịch phối hợp với các bên sớm công bố lộ trình, triển khai mở cửa lại du lịch.
Quan điểm kỹ thuật Phiên 10.02.2022
- VNIndex hình thành các nhịp tăng giảm ngắn đan en trong hiên trước khi hồi phục và giữ mức tăng nhẹ về cuối phiên.
- Dưới ảnh hưởng của vùng kháng cự 151x cùng với sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu, chỉ số đang hải trải qua diễn biến giằng co mạnh. Mặc dù rủi ro xuất hiện một nhịp điều chỉnh là hiện hữu nhưng khả năng rơi vào nhịp giảm mạnh ngay ở vùng điểm hiện tại chưa được đánh giá cao và u hướng tăng ngắn hạn vẫn đang có nhiều cơ hội được giữ vững.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn, chỉ kê chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi giá cổ phiếu tiếp cận vùng cản
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Xu hướng tăng điểm vẫn sẽ là chủ đạo trong giai đoạn hiện tại khi VNINDEX đang kiểm định lại và vượt thành công mốc 1500 điểm
- Tuy nhiên dòng tiền vẫn chưa quay trở lại mạnh mẽ, các phiên gần đây có dấu hiệu tụt thanh khoản so với phiên trước đó
- Nhà đầu tư tránh hưng phấn mua đuổi trở lại nhóm đầu cơ sau những nhịp giảm sàn liên tục trước đó, nhóm này chỉ là nhịp hồi kỹ thuật và rất cao sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới
- Nhóm cổ phiếu cần chú ý: Ngân hàng, Bất động sản, Xây dựng và nhóm liên quan giải ngân đầu tư công