Index | Close | % |
Dow Jones | 35,463.37 | +1.06% |
Dầu WTI | 89.63 | -1.63% |
Vàng | 1,825.98 | +0.31% |
Tỷ giá | 22,720 | +0.24% |
Thông tin vĩ mô
- Mỹ – Nhật đạt thoả thuận dỡ bỏ thuế quan thép có từ thời Trump. Mỹ và Nhật Bản đạt một thoả thuận cho phép hầu hết các lô thép Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ sẽ được hưởng thuế quan bằng 0 lần đầu tiên kể từ năm 2018. Phát biểu trước báo giới ngày 7/2, quan chức từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết Washington sẽ ngừng thuế quan 25% đối với lượng thép lên tới 1,25 triệu tấn nhập khẩu từ Nhật Bản trong năm nay. Lượng thép nhập khẩu vượt ngưỡng này vẫn sẽ bị áp thuế quan bổ sung. Thoả thuận sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4 – hãng tin Bloomberg đưa tin. Năm 2017, năm gần đây nhất Mỹ chưa áp thuế quan lên thép Nhật, Mỹ nhập khẩu khoảng 1,7 triệu tấn thép từ Nhật. Năm 2019, sau khi có thuế quan, nhập khẩu thép từ Nhật vào Mỹ giảm còn 1,1 triệu tấn – theo dữ liệu từ DOC.
- Giá thép, quặng sắt tại Trung Quốc đồng loạt tăng sau nghỉ lễ. Giá thép thanh vằn hợp đồng tương lai trên sàn Thượng Hải, Trung Quốc ngày 8/2 được giao dịch ở mức 4.808 nhân dân tệ/tấn (756,3 USD/tấn), tăng 0,6% so với ngày 7/2. Giá thép tăng khi Trung Quốc cho biết có kế hoạch sử dụng nhiều hơn lượng quặng sắt khai thác trong nước và nâng mức sử dụng thép phế liệu. Bộ Công nghiệp Trung Quốc cho biết hơn 80% sản xuất thép sẽ đạt mức thải thấp vào năm 2025. Giá quặng 62% Fe nhập tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc là 150,1 USD/tấn, tăng 3,2% so với ngày 7/2 và tăng 33,4% từ đầu năm tới nay. Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều sắt thép. Năm 2021, Việt Nam nhập 2,3 triệu tấn, tương đương 11,52 tỷ USD, trong đó sắt thép các loại nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 40,3% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này của cả nước với 5 triệu tấn, trị giá 4,38 tỷ USD, tăng cả lượng, kim ngạch và giá so với năm 2020.
- ‘Đã đến lúc mạnh dạn mở cửa trở lại’. Phương châm hành động của năm 2022 là “mạnh dạn mở cửa trở lại” và không để tư duy “Zero Covid” tồn tại quá lâu, theo TS Nguyễn Sĩ Dũng. Trong khi đó, chuyên gia y tế lại cho rằng việc mở cửa trở lại trường học, du lịch… cần có tổ chức, lộ trình để đảm bảo an toàn.
- Thủ tướng yêu cầu sớm trình kế hoạch gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm nay. Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch & Đầu tư được yêu cầu hoàn thiện Tờ trình về giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 lần 2. Bộ Y tế tập trung triển khai việc mua, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tại Chỉ thị 01 vừa ban hành, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì việc giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 15/2022 của Chính phủ; khẩn trương trình Chính phủ việc gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022; đẩy mạnh lộ trình cải cách thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; triển khai hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình quy định.
- Lương tăng nhanh, Fed có thể nâng lãi suất 7 lần trong 2022. Fed được cho là sẽ nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến do lương tăng nhanh. Lương theo giờ trung bình tăng 5,7% trong 12 tháng qua, sát mức cao nhất 15 năm qua. Đây là tin vui đối với người lao động song lại là thách thức lớn đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương vốn đang bị coi là tụt hậu về mặt chính sách và phải giải quyết lạm phát cao nhất gần 40 năm qua. Bank of America dự đoán Fed tăng lãi suất 7 lần trong năm nay để kiểm soát lạm phát.
- Phố Wall khởi sắc nhờ Apple, Microsoft. S&P 500 và Nasdaq đầu phiên giảm nhưng sau đó đảo chiều, đi lên trở lại nhờ ảnh hưởng tích cực từ cổ phiếu Amazon, tăng 2,2%,và Apple, Microsoft đều tăng hơn 1%. S&P 500 ngân hàng tăng 1,9% sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lên cao nhất kể từ tháng 11/2019 nhờ kỳ vọng Fed sắp bắt đầu siết chính sách tiền tệ. Các bình luận tích cực từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine khiến giá dầu giảm, trấn an Phố Wall, theo Scott Ladner, giám đốc đầu tư tại Horizon Investments, Charlotte, bang North Carolina.
Tin doanh nghiệp
- FCM: Khoáng sản Fecon (FCM) lỗ quý IV/2021, Fecon tiếp tục đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu
- VCG: Viglacera (VGC) khởi công Khu công nghiệp Thuận Thành I
- CEE: Xây dựng Hạ tầng CII (CEE): Kinh doanh giảm sút, tổ chức có liên quan đến Phó chủ tịch thoái vốn
- POM: Thép Pomina (POM): Thành viên Ban kiểm soát quyết tâm thoái vốn, đăng ký bán hơn 1,8 triệu cổ phiếu
- TAR: Vừa mua vào 10 triệu cổ phiếu, Phó chủ tịch TAR tiếp tục đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu
- TVN: VnSteel (TVN): Quý IV/2021 lỗ gần 120 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng mạnh lên hơn 7.000 tỷ đồng
- VLC: Vilico (VLC): Phát hành hơn 156 triệu cổ phiếu, thực hiện hoán đổi cổ phiếu GTN
- VNS: Vinasun (VNS): Lỗ ròng 2021 gần 274 tỷ đồng, cắt giảm hơn 2.500 nhân viên
- MSH: Năm 2021, May Sông Hồng (MSH) lãi ròng 442,4 tỷ đồng, tăng trưởng 91%
- VIB: dẫn đầu ngành ngân hàng trong Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- TDH: Nhà Thủ Đức (TDH): Ông Lê Chí Hiếu làm đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT
- CII: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII): Quỹ VIAC (No.1) Limited Partnership tiếp tục bán thêm 3,5 triệu cổ phiếu
- LIC: Licogi (LIC): Quý IV/2021, ghi nhận lãi đột biến từ hoạt động tài chính
- PTL: Petroland (PTL) rót 148,5 tỷ đồng thành lập 2 công ty bất động sản
- VTR: Vietravel (VTR): Cuối năm 2021 ghi nhận lỗ lũy kế 180,1 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ
- PVS: Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS): Năm 2021, lợi nhuận giảm 4,5% về 677,94 tỷ đồng
- PNJ: lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2021, đạt 84% kế hoạch năm
- VGT: Vinatex (VGT): Lãi ròng năm 2021 tăng 134%, đạt 1.312,5 tỷ đồng
Diễn biến thị trường Phiên 08.02.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm trước thông tin Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết ngân hàng này sẽ không vội vàng thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn.
- Cổ phiếu dầu khí giảm giá ở PVD (-1.6%), PVS (-0.7%), tương đồng với diễn biến giảm của giá dầu thế giới sau khi Mỹ và Iran nối lại đàm phán gián tiếp.
- Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2022, xuất khẩu tôm sẽ thuận lợi bởi Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương giúp cổ phiếu thủy sản tăng giá ở FMC (+4.1%), MPC (+2%).
- Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công trên thế giới tác động tích cực đến cổ phiếu ngành thép ở HSG (+7%), HPG (+5.8%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 08.02.2022
- VNIndex diễn biến giằng co trong phiên với các nhịp tăng giảm đan en trước hi đóng cửa với mức tăng nhẹ cuối phiên.
- Chỉ số đang chịu áp lực rung lắc điều chỉnh nhẹ do diễn biến phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Mặc dù vậy, với dư địa tăng tại nhóm bluechips đầu ngành, VNIndex vẫn đang có cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục trước khi chịu áp lực điều chỉnh rõ nét hơn tại vùng kháng cự 151x.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn nhưng kê chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn tại các vùng giá cao khi giá cổ phiếu đi lên và tiếp cận các vùng cản gần
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Xu hướng tăng điểm vẫn sẽ là chủ đạo trong giai đoạn hiện tại khi VNINDEX đang kiểm định lại và vượt thành công mốc 1500 điểm
- Tuy nhiên dòng tiền vẫn chưa quay trở lại mạnh mẽ sau kỳ nghỉ Tết nên khả năng tiếp tục rung lắc trong phiên hôm nay sẽ cao.
- Nhà đầu tư tránh hưng phấn mua đuổi trở lại nhóm đầu cơ sau những nhịp giảm sàn liên tục trước đó, nhóm này chỉ là nhịp hồi kỹ thuật và rất cao sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới
- Nhóm cổ phiếu cần chú ý: Ngân hàng, Bất động sản, Xây dựng và nhóm liên quan giải ngân đầu tư công