I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Tâm lý cởi trói. Thị trường giao dịch tích cực đầu năm mới
VN-Index vận động quanh 1,475 điểm như dự báo cuối tuần trước. Kết thúc tuần, VN-Index tăng 0.4% với chỉ 8/19 ngành tăng điểm và 117 cổ phiếu tăng so với 274 cổ phiếu tăng. Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ thị trường với mức tăng 3.5% trong khi ngành Hóa chất và Tài nguyên cơ bản giảm lần lượt -4.4% và -3.2%. Thị trường vẫn biến động mạnh trong phiên nhưng đang có diễn biến dần ổn định quanh nền 1,475 sau nhịp giảm và kỳ vọng sẽ tăng kiểm tra 1,500 điểm sau kỳ nghỉ Lễ.
Triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chính Phủ đã có cuộc họp các Bộ, ngành vào ngày 25/1. Hiện tại đã có Bộ, ngành có văn bản góp ý và Chính phủ yêu cầu các bộ ngành sớm cho ý kiến để Bộ kế hoạch và đầu tư hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trình các cấp thẩm quyền xem xét để chương trình sớm được triển khai.
Tính đến 5/2, 547 cổ phiếu, chiếm 72% công ty niêm yết 2 sàn, công bố KQKD quý IV với mức tăng LNST 23.2% yoy. 43.3% số công ty có tăng trưởng dương và 7% số công ty thua lỗ quý IV. Mức tăng trưởng LNST quý IV thấp hơn 10% so với mức tăng trưởng 9 tháng do một số công ty có LNST sụt giảm mạnh như CTG (-2,438 tỷ), GVR (-1,229 tỷ), TDH (-799 tỷ) dù vậy vẫn giữ P/E VN-Index ở mức quanh 17 lần

Nhà đầu tư cá nhân trong nước có một tháng giao dịch không thực sự tích cực khi bán ròng mạnh thông qua khớp lệnh. Trong khi đó, khối ngoại biến động tích cực trở lại nếu nhìn vào giao dịch khớp lệnh.
Cụ thể, theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 2.956 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tháng 1/2022, giảm 64% so với tháng 12/2021. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bán ròng trở lại 2.948 tỷ đồng, trước đó, dòng vốn này đã mua ròng khớp lệnh trong cả 12 tháng của năm 2021.
Khối ngoại có tháng bán ròng thứ 7 liên tiếp ở sàn HoSE với giá trị tăng nhẹ 2% so với tháng 12/2021 và ở mức 2.966 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét về khớp lệnh, thì dòng vốn này bán ròng 2.094 tỷ đồng. Tính chung cả 7 tháng vừa qua, khối ngoại sàn HoSE bán ròng tổng cộng 35.820 tỷ đồng.
Khối tự doanh mua ròng trở lại 789 tỷ đồng sau khi bán ròng trong 3 tháng trước đó. Nếu tính theo phương thức khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 1.185 tỷ đồng.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) có tháng bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị giảm 19% so với tháng trước và ở mức 779 tỷ đồng, trong đó có 332 tỷ đồng được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh.

TTCK Thế giới
TTCK thế giới hồi phục sau tuần giảm điểm trước quyết định tăng lãi suất sớm của FED.
Trong khi một số thị trường Châu Á có kỳ nghỉ Lễ, TTCK thế giới có tuần tăng trưởng tích cực. Các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng bình quân 1.5%, mức tăng tốt nhất từ đầu năm, nhờ KQKD tích cực và báo cáo việc làm tháng 1 vượt trội so với mức dự báo. Diễn biến trái chiều khi các thị trường CK Châu Âu có mức giảm bình quân -1% thì các TTCK Châu Á có giao dịch cũng tăng tốt với mức tăng trung bình 1.5%. Các TTCK nhìn chung có sự hồi phục tốt sau 1 tuần giảm điểm từ tín hiệu sớm tăng lãi suất từ FED. Cùng với đó, USD Index cũng giảm trở lại -1.8% sau khi tăng 1.7% tuần trước trong khi chỉ số hàng hóa tăng 2.3%, đóng góp chủ yếu từ mức tăng giá dầu 6.3% và quặng sắt 5.1%.
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 xuống mức 4.4%, giảm 0.5% so với công bố tháng 10/2021 do ảnh hưởng từ đợt bùng phát của biến thể Omicron. Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các quốc gia, ngoại trừ dự báo tăng trưởng Ấn Độ tăng 0.5% lên mức 9%. Mỹ và Trung Quốc có mức giảm mạnh nhất lần lượt 1.2% và 0.8%. Tăng trưởng GDP Hoa Kỳ ở mức 4% do kế hoạch chi tiêu khổng lồ bị “kẹt” tại Quốc hội và chuỗi cung ứng gián đoạn trong khi Trung Quốc tăng trưởng 4.8% ảnh hưởng từ sức tiêu dùng cá nhân giảm, thách thức trong lĩnh vực bất động sản. Triển vọng kinh tế thế giới 2023 tích cực nhưng chưa thể đắp mức sụt giảm năm 2023. Tăng trưởng toàn cầu 2022 và 2023 thấp hơn 0.3% so với dự báo trước đó.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, tháng 1/2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, gồm đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp) đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.
- Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tuần trước Tết, gần 10.000 tỷ đồng được cơ quan này bơm ra thị trường qua kênh mua tín phiếu để hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng thương mại dịp Tết. So với cùng kỳ năm trước, số tiền NHNN bơm ròng ra năm nay chỉ tương đương 1/5 giá trị.
- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính dự báo tổng tài sản thị trường bảo hiểm năm 2022 đạt 808.908 tỷ đồng, tăng 13,93% so với năm 2021. Về doanh nghiệp, tổng nguồn vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2022 ước đạt 165.069 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2021. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 253.730 tỷ đồng, tăng 18,04% so với năm 2021.
- Việc thích ứng với quá trình toàn cầu hóa chậm hơn bằng cách tập trung vào nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ là ưu tiên đầu tiên trong 6 khuyến nghị vừa được WB đưa ra. Thương mại có thể được tạo thuận lợi hơn bằng cách đơn giản hóa thủ tục phi thuế quan, hiện vẫn còn rất nhiều trong một số lĩnh vực. Việt Nam nên tập trung vào khuyến khích đa dạng hóa thương mại theo hướng tăng tỷ trọng của dịch vụ và tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thế giới
- Số liệu chính thức ngày 2/2 cho thấy tỷ lệ lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đã bất ngờ tăng lên 5,1% trong tháng 1, mức cao kỷ lục kể từ mốc 1997. NHTW Anh (BoE) thông báo sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 0,5%. NHTW châu Âu (ECB) thì quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng bất chấp lạm phát.
- Nga – Trung ký thỏa thuận dầu khí hơn 117 tỷ USD. Theo tính toán của Reuters, hợp đồng khí đốt này có thể mang lại khoảng 37,5 tỷ USD trong vòng 25 năm, nếu tính giá khí đốt trung bình là 150 USD/1.000 m3 như mức giá trong hợp đồng hiện nay giữa tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga với Trung Quốc.
- EU đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng cho châu Âu và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga khi bất đồng trong quan hệ với Nga gia tăng liên quan tới vấn đề Ukraine. Trong đó, quan hệ hợp tác giữa EU và Azerbaijan đã được thiết lập, Đức tuyên bố muốn hỗ trợ việc xây dựng các kho bãi để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
- Bloomberg dẫn các nguồn tin cho biết Mỹ đã thỏa thuận với các nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên ở châu Á nhằm cung cấp khí cho châu Âu. Động thái này nhằm chuẩn bị sẵn sàng để không để xảy ra tình trạng khan hiếm năng lượng tại châu Âu.
III. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

