Index | Close | % |
Dow Jones | 34,160.51 | -0.02% |
Dầu WTI | 87.38 | +0.03% |
Vàng | 1,797.24 | -1.15% |
Tỷ giá | 22,645 | +0.07% |
Thông tin vĩ mô
- Chuyên gia VASEP: Chuyển hướng thị trường giúp xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt hơn 1,6 tỷ USD năm 2021. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021 là một năm chật vật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Covid-19 đã tấn công vào từng nhà máy khiến cho cả hoạt động nuôi trồng, vận chuyển… đều gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của cả năm vẫn đạt 1,61 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Giá trị xuất khẩu sang các “thị trường chuyển hướng” như Brazil, Colombia, Nga, Ai Cập đều tăng trưởng dù Covid-19. Trong đó, năm ngoái, Brazil ghi nhận tăng 48,6%, sang Colombia tăng 68,5%, sang Nga tăng 72,8% và Ai Cập tăng 51,7% so với năm trước. giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng trở lại, trong đó, tháng 12/2021, giá trị sang Trung Quốc đạt 73,2 triệu USD, tăng 144,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 12/2021, giá trị sang Mỹ đạt 46,6 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Nếu Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn phải dừng hoạt động, theo nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đầu mối buộc phải tăng lượng hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu từ bên ngoài thì phải mất tiền tàu, xếp dỡ, bốc hàng…, chi phí “đội” lên rất cao khiến giá xăng dầu trong nước có thể sẽ tăng theo. Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đang phải cắt giảm công suất từ 105% xuống còn 80% vì thiếu nguồn tiền khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chưa thực hiện một số nghĩa vụ tài chính với nhà máy này, khiến việc nhập dầu thô cho sản xuất bị gián đoạn. Với thị phần nguồn cung khoảng hơn 35%, Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, hoặc xấu hơn là có thể dừng sản xuất, sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung xăng, dầu trong nước. Tình trạng này dấy lên những lo ngại về việc giá xăng có thể tăng trong thời gian tới
- Giá dầu giảm sau khi Brent lên đỉnh 7 năm. Giá dầu Brent hôm 26/1 lần đầu tiên vượt 90 USD/thùng trong 7 năm trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng. Các mối đe dọa từ lực lượng Houthi ở Yemen đến Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng khiến thị trường lo ngại. “Thị trường rất thất thường trước thông tin về tình hình Nga – Ukraine”, theo Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group. “Có sự bất ổn về chuyện sắp xảy ra”. Thị trường hiện chú ý đến cuộc họp của OPEC và đồng minh, tức OPEC+, vào ngày 2/2. OPEC+ dự báo giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng trong tháng 3. OPEC+ tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8 để phục hồi nguồn cung cắt giảm từ năm 2020. Tuy nhiên, một số thành viên trong nhóm gặp khó khăn trong tăng sản lượng lên mức cam kết.
- Tập đoàn năng lượng Thái Lan mua hai nhà máy điện mặt trời Việt Nam. Việc mua cổ phần được thực hiện thông qua BRE Singapore Pte, một công ty con của Banpu. BRE Singapore Pte dự kiến sẽ mua lại 100% cổ phần của 2 công ty sở hữu nhà máy điện Mặt Trời. BRE Singapore Pte dự kiến sẽ mua lại 100% cổ phần trong hai công ty sở hữu nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc có công suất 15 MW và nhà máy điện Mặt Trời Nhơn Hải có công suất 35 MW. Công ty Banpu cho biết theo hợp đồng mua điện trong 20 năm với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, điện từ hai trang trại năng lượng Mặt Trời nói trên được bán với biểu giá 0,935 USD/kWh.
- Phó Thủ tướng phê duyệt đề án thành lập thị trường carbon. Phó Thủ tưởng Lê Văn Thành giao Bộ Tài chính xây dựng cơ chế để hình thành và vận hành thị trường carbon. Triển khai thị trường carbon giúp các doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí thấp. Theo tờ trình của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc phê duyệt đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trong thời gian qua có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước đã tham gia thực hiện các dự án theo cơ chế phát triển sạch, cơ chế tín chỉ chung, cơ chế trao đổi tín chỉ carbon theo chương trình hợp tác và một số cơ chế trao đổi tín chỉ carbon tự nguyện khác. Thông qua việc thực hiện dự án các cơ chế này, các doanh nghiệp đã có thêm nguồn tài chính từ việc trao đổi, bán tín chỉ carbon, được tiếp nhận công nghệ phát thải thấp từ các nước phát triển.
- Nhà đầu tư cá nhân bán tháo theo khối ngoại, chứng khoán Hàn Quốc vào ‘thị trường gấu’. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã giảm hơn 20% kể từ đỉnh tháng 7/2021. Trong nhóm vốn hóa lớn, Krafton, KakaoBank và Celltrion giảm mạnh nhất từ đầu năm vì bị khối ngoại bán tháo. Cổ phiếu tại Hàn Quốc bị ảnh hưởng đặc biệt mạnh trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày lập kỷ lục. Kospi lao dốc phần nào còn vì ảnh hưởng từ cổ phiếu công nghệ – lĩnh vực bị bán do lợi suất trái phiếu tăng. Chỉ số này đã giảm 12% kể từ đầu năm. Chỉ số Kosdaq cũng giảm 3,7%, đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Tâm lý nhà đầu tư càng đi xuống khi Triều Tiên ngày 26/1 phóng hai tên lửa và cổ phiếu Samsung Electronics giảm vì lợi nhuận quý IV/2021 không đạt kỳ vọng. Trong nhóm vốn hóa lớn, Krafton, KakaoBank và Celltrion giảm mạnh nhất từ đầu năm vì bị khối ngoại bán tháo.
- Kinh tế Mỹ 2021 tăng trưởng mạnh nhất gần 40 năm. Theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này năm 2021 là 5,7%, cao nhất kể từ năm 1984. Điều này đánh dấu sự phục hồi ấn tượng vì chỉ một năm trước đó, kinh tế Mỹ suy giảm 3,4%, mức giảm sâu nhất trong 74 năm. Đáng chú ý, quý IV/2021, kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,9% dù đã bị cản trở do tác động của đợt bùng phát mạnh dịch Covid-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế Mỹ tăng trưởng trong khoảng 3,4%-7% trong quý 4 năm 2021. GDP Mỹ tăng trưởng 2,3% trong quý 3 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.
- Phố Wall giảm điểm sau phiên ‘điên cuồng’, S&P 500 suýt vào vùng điều chỉnh. Cả ba chỉ số chính đều giảm và gần đây biến động mạnh vì hàng loạt yếu tố như số liệu kinh tế, lợi nhuận doanh nghiệp, bất ổn địa chính trị, Fed. Nhóm vốn hóa nhỏ gian nan hơn, Russell 2000 hiện thấp hơn 20% so với đỉnh lịch sử ngày 8/11/2021, chính thức vào vùng thị trường giá xuống. “Đây là một thị trường bị phân hóa”, theo Tim Ghriskey, chiến lược gia danh mục đầu tư cấp cao tại Ingalls & Snyder, New York, nói. “Có người tin mọi sự tiêu cực đã được chiết khấu, số khác lại cho rằng điều tệ nhất chưa đến”. Fed họp chính sách tiền tệ hai ngày 25 – 26/1 với quyết định giữ nguyên lãi suất cận 0 nhưng ngân hàng trung ương Mỹ sắp tăng lãi suất để ứng phó lạm phát, sớm nhất từ tháng 3. Thị trường hiện tính vào giá kịch bản Fed tăng lãi suất 5 lần năm nay.
Tin doanh nghiệp
- HTN: Hưng Thịnh Incons (HTN): Bứt phá thành tích kinh doanh quý 4/2021, doanh thu gấp 2,6 lần, vượt kế hoạch năm
- VPB: Năm 2021, VPBank (VPB) đạt 14.580 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất, giảm gần 1.000 tỷ đồng lãi suất cho hơn 275.000 khách hàng
- SAM: SAM Holdings (SAM): Quý IV/2021, lợi nhuận tăng 86,4% chủ yếu do hoạt động tài chính
- DIG: DIC Corp (DIG): Quý IV/2021, lợi nhuận đạt 813,97 tỷ đồng chủ yếu do đánh giá tăng tồn kho 861,97 tỷ đồng
- PVD: PV Drilling (PVD): Năm 2021, lợi nhuận giảm 80,2% về 36,46 tỷ đồng
- AAA: Nhựa An Phát Xanh (AAA): Năm 2021, lợi nhuận đạt gần 323 tỷ đồng, tăng trưởng gần 14%
- THG: Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG): Quý IV/2021, lợi nhuận giảm 21,6% về 35,51 tỷ đồng
- GVR: Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR): Lợi nhuận quý IV/2021 giảm 44,1% do hụt lãi bán các khoản đầu tư và tiền đền bù đất
- MBB: MB (MBB) lãi hơn 16.527 tỷ đồng, nợ xấu chỉ 0,68%
Diễn biến thị trường Phiên 27.01.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi IHS Markit công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 12 đạt 52.5 điểm, tăng nhẹ so với tháng trước cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện tháng thứ ba liên tiếp và sự phục hồi của ngành sản xuất tích cực nhất kể từ tháng 5/2021.
- Cổ phiếu hạ tầng, nguyên vật liệu tăng giá HT1 (+6.9%), VCG (+3.7%), DHA (+1.8%) trước thông tin Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trình chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong năm 2022-2023, trong đó dự chi lớn nhất khoảng 114,000 tỷ đồng cho phát triển kết cấu hạ tầng.
- JLL dự báo giá thuê đất công nghiệp tại miền Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 sau khi thiết lập đỉnh giá trung bình mới là 113 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm ngoái giúp cổ phiếu khu công nghiệp tăng giá TIP (+2.1%), D2D (+1.5%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 27.01.2022
- Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VNIndex dần mở rộng đà tăng hưng phấn và vượt vùng đỉnh lịch sử về cuối phiên.
- Với xung lực tăng điểm tích cực, chỉ số đang có nhiều cơ hội tiếp tục mở rộng đà đi lên trong những phiên tới. Tuy nhiên, tín hiệu tăng có phần không tương xứng của khối lượng giao dịch cho thấy rủi ro thị trường sẽ chịu áp lực rung lắc trở lại khi tiếp cận vùng kháng cự kế tiếp tại 154x.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và có thể thực hiện chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi giá cổ phiếu chạm các vùng cản kế tiếp hoặc đạt kỳ vọng.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- VNINDEX hôm qua đã test thành công lại kênh giá tăng nên hôm nay khả năng cao sẽ test vùng 1500 điểm
- Việc tạo mẫu hình Bullish Engulfing phiên thứ ba và xác nhận mẫu hình 2 đáy, xem như VNINDEX đã tạm thời có vùng đáy ngắn hạn vào lại kênh tăng giá
- Nhóm cổ phiếu đang thu hút dòng tiền là Ngân hàng và các mã Blue chips.
- NĐT nên ưu tiên tỉ trọng cho nhóm ngân hàng trong 6 tháng 2022