I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Giao dịch giằng co quanh 1,475 điểm trước kỳ nghỉ Lễ
VN-Index có 3 phiên tăng điểm qua phục thu hep mức giảm mạnh ở 2 phiên đầu tuần. Kết thúc tuần, VN-Index giảm -1.5% với số ngành giảm áp đảo 16/19 và 293 cổ phiếu giảm so với 100 cổ phiếu tăng. Lực bắt đáy xuất hiện ở các cổ phiếu nóng, đặc biệt ở nhóm BĐS dù vậy các cổ phiếu ngành Ngân hàng và dầu khí mới là ngành hỗ trợ thị trường tại những thời điểm khó khăn. Thị trường đang dần bình ổn lại sau nhịp bán mạnh tại các cổ phiếu nóng. VN-Index dự báo sẽ tích lũy tạo nền quanh 1,475 và sẽ trở lại kiểm tra 1,500 điểm sau kỳ nghỉ Lễ.
Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn du lịch và Diễn đàn doanh nghiệp việt nam đề xuất Chính phủ công bố mở cửa biên giới với quốc tế từ 1/5/2022. Các đại diện cho rằng cần xác định trạng thái ‘bình thường mới” khi Việt nam có thể vượt qua chủng covid mới nhờ tỷ lệ tiêm cao cùng kinh nghiệm chống dịch và phương pháp điều trị mới. Đề xuất được thông qua sẽ chấm dứt các hạn chế di chuyển nội địa cũng như di chuyển quốc tế và sẽ là thông tin tích cực với các ngành du lịch và dịch vụ, những ngành vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề trong 2 năm vừa qua.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch tích cực trở lại sau 3 tuần “xả hàng”, trong khi đó, cả khối ngoại lẫn tổ chức trong nước đều bán ròng mạnh.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần bán ròng liên tiếp ở sàn HoSE và mua ròng trở lại 5.885 tỷ đồng ở tuần từ 17-21/1. Dù vậy, nếu chỉ xét về khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng khiêm tốn với 872 tỷ đồng.
Bên cạnh nhà đầu tư cá nhân trong nước, khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) vẫn giữ được sự tích cực khi mua ròng tuần thứ 4 liên tiếp với giá trị giảm 8,7% so với tuần trước và đạt 156 tỷ đồng.
Trái ngược với hai dòng vốn trên, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng trở lại 1.067 tỷ đồng, trong đó, dòng vốn này bán ròng 1.123 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.
Khối ngoại bán ròng đột biến 4.974 tỷ đồng ở sàn HoSE. Tuy nhiên, nếu chỉ tính khớp lệnh, khối ngoại bán ròng chỉ 216 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
CPI thế giới 2022 dự báo thấp hơn 2021 và trở lại bình vào 2023
TTCK Hoa Kỳ có mức giảm mạnh bình quân 5% do áp lực từ lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng và đánh giá lại việc FED tăng lãi suất. Mức độ giảm bình quân 1% cũng ghi nhận tại các thị trường phát triển khác trong khi thị trường khu vực có sự phân hóa với biên độ hẹp. Thị trường hàng hóa cũng duy trì tuần thứ 4 tăng điểm với mức tăng 2.1%, đóng góp chủ yếu từ mức tăng 2.4% của dầu thô và mức tăng bình quân 2% từ nguyên liệu. USD Index có mức tăng 0.5% dù vậy 1 số đồng tiền khu vực tăng giá so USD, trong đó VND lại tăng giá 0.4% trong tuần qua và tăng 1.4% trong tháng so với USD.
Dự luật chống độc quyền mới mở rộng đang được thường viện Hoa Kỳ cân nhắc thông qua. Với tiêu chí doanh nghiệp có nền tảng người dùng trên 1 tỷ người và doanh thu và giá trị vốn hóa trên 550 tỷ USD được cho hướng điều chỉnh 2 công ty mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc gồm ByteDance và Tencent Holdings. Dù vậy, dự thảo luật mới cũng đặt ra nhiều hạn chế với sự đổi mới công nghệ của nước Mỹ, tiềm ẩn rủi ro quyền riêng tư và an ninh người dùng. Trước đó, Tổng thống Biden cho biết ông chưa sẵn sàng bỏ đi các biện pháp thuế quan đã áp dụng với hàng hóa Trung Quốc mặc dù thỏa thuận kết thúc cuối năm ngoái. Dự luật chống độc quyền mới hiện tại vẫn gây tranh cãi, và dù được thông qua cũng khó có ảnh hưởng đến hiện trạng thương mại hiện tại khi 2 bên khá kiềm chế tránh gia tăng căng thẳng cũng như không đề cập thời điểm đàm phán thương mại tiếp theo

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 quy định về lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) vừa được ban hành. Theo đó, mức thu với nhà, đất, là 0.5%; mức thu với súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao là 2%; mức thu với tàu thuyền là 1%. Mức thu với xe máy là 2%. Với ô tô điện chạy pin, trong vòng 3 năm kể từ ngày 1/3/2022, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%
- Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo tờ trình Nghị định quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế. Dự kiến các chính sách này sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2022 khoảng 51.400 tỷ đồng; bao gồm 49.400 tỷ đồng từ chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và 2.000 tỷ đồng từ chính sách khấu trừ chi phí tài trợ, ủng hộ phòng, chống Covid-19 khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong tổng số vốn đầu tư công trung hạn từ vốn NSTW hơn 1 triệu tỉ đồng, thì số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 là 639.061 tỉ đồng. Trong số này, có 242.075 tỉ đồng dự kiến bố trí cho 565 dự án khởi công mới, còn lại chưa phân bổ chi tiết vốn.
- Trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp vẫn duy trì tỷ lệ rất thấp khoảng 5,5% tổng mức phát hành trái phiếu của thị trường. Thế nhưng trên thị trường thứ cấp, tỷ lệ mua trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân lại chiếm gần 30%, thậm chí rất cao trong lĩnh vực bất động sản gần 40%
Thế giới
- NHTW Trung Quốc hạ lãi suất của cơ chế cho vay trung hạn lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020 giữa lúc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và đối mặt với nhiều thách thức. Lãi suất đối với khoản cho vay trung hạn 1 năm (MLF) sẽ bớt 10 điểm cơ bản xuống 2.85%. Ngân hàng này cũng sẽ hạ lãi suất của hợp đồng repo ngược kỳ hạn 7 ngày bớt 10 điểm cơ bản, từ 2.10% xuống 2.20%.
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết doanh thu bán lẻ tại nước này đã giảm 1.9%, mạnh hơn dự báo trong tháng 12 khi đà tăng mạnh của giá hàng hóa khiến chi tiêu bị ảnh hưởng. Loại trừ mặt hàng xe ô tô, doanh số bán đã sụt 2.3%, thấp hơn và trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng 0.3%.
- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong năm 2022. Theo đó, ước tính số lượng thất nghiệp trên toàn cầu sẽ đạt 207 triệu người trong năm nay, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019.
- Theo Phòng Thống kê Quốc gia (ONS), trong tháng 12/2021, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Anh tăng 5.4% – mức cao nhất kể từ năm 1992. CPI dự báo sẽ tăng đến 5.2%, đà lạm phát này sẽ càng thôi thúc NHTW Anh đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất vào tháng tới.
- NHTW Trung Quốc PBoC tiếp tục hạ lãi suất vì lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm hạ từ 3.8% xuống 3.7%. Lãi suất cơ bản với khoản vay 5 năm được giảm 5 điểm cơ bản, từ 4.65% xuống 4.6%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2020.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Công bố KQKD quý IV và năm 2021 các công ty niêm yết.
- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 1 năm 2021.
- 24/1, PMI Đức, Anh, EU và Hoa Kỳ.
- 25/1, CPI Australia; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa kỳ.
- 26/1, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ Canada; Doanh thu bán nhà mới và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 27/1, Biên bản FOMC; GDP Hoa Kỳ công bố lần đầu; Đơn xin thất nghiệp lần đầu Hoa Kỳ.
- 28/1, Doanh thu bán lẻ Nhật; GDP Pháp và Đức
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

