I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Vận động chuyển dòng và bắt đáy các cổ phiếu quá bán
Thông tin tiêu cực xuất hiện tác động mạnh lên nhóm cổ phiếu Bất động sản và các cổ phiếu nóng đã lấy đi động lực tăng điểm của VN-Index. Dù vậy, dòng tiền thông minh đã vận động sang nhóm cổ phiếu Ngân hàng, đã có gần 6 tháng đi ngang và có mức định giá hợp lý, đã giúp cho diễn biến chỉ số không quá tiêu cực và vẫn giữ trên đường trung bình động SMA20.
Tính chung tuần giao dịch, VN-Index giảm -2.1% cùng 16/19 ngành giảm điểm. Ngoài sự nâng đỡ từ nhóm cổ phiếu Ngân hàng, lực cầu tích cực ở vùng giá thấp trong khi thanh khoản giảm dần cho thấy áp lực bán không còn lớn và hoạt động bắt đáy với các cổ phiếu bán quá sớm diễn ra. VN-Index dự báo vận động tích lũy trong khoảng 1,475 – 1,515 điểm với thanh khoản thấp trong quá trình chờ dòng tiền quay lại sau kỳ Nghỉ Lễ.
Ngày 11/01/2022 đã khép lại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất. Quốc hội đã thông qua 01 Luật và 04 Nghị quyết với sự thống nhất cao, trong đó bao gồm nội dung về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội” với quy mô khoảng 350,000 tỷ đồng. Đây là chương trình có quy mô, tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong thời gian tới. Doanh nghiệp, người dân và những nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào Gói Phục hồi lần này

Dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục rút ròng trong tuần qua và gây ra nhiều áp lực đến thị trường chung, trong khi đó, tổ chức trong nước và khối ngoại đều mua ròng.
Theo dữ liệu từ FiinPro, cá nhân trong nước có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp ở sàn HoSE với giá trị gần 1.647 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với tuần trước, trong đó, dòng vốn này bán ròng 1.824 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.
Trái ngược hoàn toàn với cá nhân trong nước, tổ chức trong nước vẫn giữ được sự tích cực khi mua ròng 933 tỷ đồng, trong đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng 762 tỷ đồng, gấp 2,7 lần tuần trước. Nếu xét về khớp lệnh, dòng vốn này bán ròng gần 927 tỷ đồng.
Đối với khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK), dòng vốn này có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị 171 tỷ đồng (giảm 78% so với tuần tuần trước), trong đó khối tự doanh mua ròng 315 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.
Khối ngoại giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng 714 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần qua. Nếu tính về khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 582 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
Diễn biến lạm phát đang ủng hộ cho khả năng đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất của FED.
Sau tuần giảm điểm, các chỉ số CK Hoa Kỳ hồi phục tích cực trước khi giảm lại vào phiên ngày thứ năm trước báo cáo lạm phát tăng 7% so cùng kỳ. Chỉ số CK Hoa Kỳ qua đó vẫn có mức giảm bình quân 1% trong khi các thị trường Châu Âu và Châu Á lại có phân hóa rõ rệt. Thông tin lây lan biến thể Omicron và thông tin lạm phát vẫn khiến các thị trường biến động khó lường. Thị trường hàng hóa biến động mạnh hơn tuần trước khi ghi nhận mức tăng 2%, đóng góp chủ yếu từ mức tăng 5.4% của Dầu thô và 6.9% của khí Gas. Các kim loại quý cũng tăng từ 1.3% – 3%.
Trước khả năng FED sẽ sớm tăng lãi suất, USD Index lại giảm 1%. Biến động của các thị trường vẫn đang khá khó lường trước thông tin vĩ mô công bố. Lạm phát của 38 nền kinh tế phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tăng 5,8% trong tháng 11 năm 2011, so với mức 1,2% của cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng lạm phát cao nhất ở khu vực OECD trong 25 năm kể từ tháng 5-1996. CPI Hoa Kỳ trong năm 2021 cũng tăng 7%, mức tăng mạnh nhất trong 40 năm.
Cùng với tỷ lệ thất nghiệp giảm dưới 4%, dữ liệu lạm phát đang củng cố cho khả năng Fed sẽ đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất. Khả năng FED nâng lãi suất vào tháng 3/2022 và thu hẹp bảng cân đối kế toán ngay sau động thái nâng lãi suất đang được thị trường dự báo. Những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ và hàng hóa cũng sẽ được lưu ý thời điểm này trước động thái cụ thể từ FED.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, gói chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội được duyệt với quy mô 347,000 tỷ đồng sẽ được triển khai trong 2022 và 2023.
- Kho bạc Nhà nước vừa thông báo kế hoạch đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong quý 1/2022. Theo đó, tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ là 105.000 tỷ đồng, bao gồm cả khối lượng phát hành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
- Quốc hội thông qua Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 146.990 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 bố trí 119.666 tỷ đồng cân đối điều hòa từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Theo Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, năm 2021, tổng kế hoạch vốn của Bộ là 43.201 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 12/2021, Bộ Giao thông vận tải giải ngân được gần 37.171 tỷ đồng, đạt 85,6% kế hoạch. Để kết quả giải ngân kế hoạch cả năm đạt tối thiểu 96%, tới hết tháng 1/2022, Bộ phải tiếp tục giải ngân tối thiểu hơn 4.400 tỷ đồng.
- Dự toán thu ngân sách được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho ngành thuế năm 2022 là 1.176,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,8% so với dự toán năm 2021. Trong đó, thu từ dầu thô là 28.200 tỷ đồng và thu nội địa là 1.146,7 nghìn tỷ đồng.
Thế giới
- Lãi suất vay thế chấp Hoa Kỳ trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2020, qua đó thúc đẩy các chi phí liên quan đến mua sắm nhà ở thời điểm giá bán nhà đã gần mức cao kỷ lục. Mức lãi suất đối với các khoản vay với lãi suất cố định kỳ hạn 30 năm là 3.22%, tăng từ 3.11% hồi tuần trước, theo Freddie Mac. Cách đây 1 năm, lãi suất vay thế chấp chỉ ở mức 2.65%.
- Viện Quản lý Cung ứng ISM cho biết chỉ số hoạt động của nhà máy ở Mỹ đã giảm xuống mức 58,7 trong tháng trước từ mức 61,1 trong tháng 11, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm trước. Tuy nhiên, những hạn chế về nguồn cung đang bắt đầu giảm bớt và thước đo giá đầu vào của các nhà máy đã giảm nhiều nhất trong một thập kỷ.
- Sự gia tăng áp lực chuỗi cung ứng trong thời gian đại dịch khiến cho Chỉ số Áp lực Chuỗi cung ứng Toàn cầu (GSCPI) của Fed có độ lệch chuẩn khoảng 4,5 so với thời điểm bình thường, nghiêm trọng nhất kể từ năm 1997. Nhóm nghiên cứu của Fed New York nhận định sự đứt gãy chuỗi cung ứng, tuy vẫn ở mức cao, nhưng đã đạt đỉnh và sẽ bắt đầu giảm dần trong tương lai.
- Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ năm 2021 đã tăng 7%, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ tháng 6 năm 1982, theo dữ liệu của Bộ Lao động công bố. Lạm phát đã tăng vọt trong quá trình phục hồi sau đại dịch khi người Mỹ tăng chi tiêu vào các mặt hàng như ô tô, đồ nội thất và thiết bị gia dụng.
- Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố các bước để thúc đẩy vấn đề năng lượng sạch – đặc biệt là năng lượng gió ngoài khơi, năng lượng tái tạo trên các khu đất công và nâng cấp mạng lưới điện. Các động thái mới nhất này được đưa ra khi chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy triển khai năng lượng sạch như một cách để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
- Bà Lael Brainard, người được Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đề cử làm Phó Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Fed, cho rằng mức lạm phát hiện nay của Mỹ quá cao và Fed sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề này, tập trung đưa lạm phát giảm xuống mức 2%, đồng thời duy trì đà phục hồi.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Thị trường dần ổn định sau áp lực chốt lãi mạnh tại cổ phiếu nóng. Xu hướng dịch chuyển sang cổ phiếu Ngân hàng kéo theo sự phân hóa mạnh trong tuần sau.
- 17/1, GDP q/y, Doanh thu bán lẻ, Tỷ lệ thất nghiệp China.
- 18/1, Báo cáo triển vọng của BOJ; Tỷ lệ thất nghiệp Anh.
- 19/1, CPI Anh; CPI Canada; Đơn xây dựng mới Hoa Kỳ.
- 20/1, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Chỉ số PMI và CPI EU; Đơn thất nghiệp lần đầu và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 21/1, Doanh thu bán hàng Anh và Canada.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

