Index | Close | % |
Dow Jones | 36,799.39 | +0.59% |
Dầu WTI | 77.05 | +1.27% |
Vàng | 1,813.98 | +0.73% |
Tỷ giá | 22,754.5 | -0.31% |
Thông tin vĩ mô
- Giá khí đốt tại Anh tăng gần 26% sau nghỉ lễ. Các chuyên gia cho rằng giá mặt hàng này tăng vì lo ngại nguồn cung hạn hẹp. Anh sẽ phải cạnh tranh với các nhiều quốc gia nhập khẩu khí đốt khác ở châu Á sau khi Indonesia cấm xuất khẩu than. Ngày 31/12/2021, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia có thông báo về việc tạm thời cấm xuất khẩu than từ 1/1 đến 31/1. Nhà chức trách Indonesia cho biết việc cấm xuất khẩu của nước này nhằm đảm bảo nguồn cung cho các nhà máy điện của quốc gia Đông Nam Á, ngăn ngừa rủi ro thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ cung ứng 25% tổng lượng than xuất khẩu cho thị trường nội địa.
- Giá than nhiệt tại Trung Quốc tăng sau quyết định cấm xuất khẩu của Indonesia. Giá than nhiệt trong hợp đồng giao tháng 5 trên sàn giao dịch Trịnh Châu, Trung Quốc mở đầu phiên giao dịch sáng tăng 7,3% so với ngày 31/12/2021, lên mức 708 nhân dân tệ/tấn (111,1 USD/tấn). Theo Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, việc tạm cấm xuất khẩu than trong tháng 1 để đảm bảo nguồn cung cho các nhà máy điện của nước này.
- Xuất khẩu tôm năm 2025 dự báo đạt 5,6 tỷ USD. Các nước tiêu thụ tôm Việt là Mỹ, Nhật Bản và nhiều thị trường khác. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2015 về trước, Việt Nam từng là nước xuất khẩu (XK) tôm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tôm Ấn Độ đã trỗi dậy mạnh mẽ từ năm 2015, tôm Ecuador đột phá từ năm 2018, khiến tôm Việt đang xếp thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách tỷ trọng top 3 này không chênh lệch nhiều. Cụ thể, trong 26-28 tỷ USD giá trị nhập khẩu tôm toàn thế giới hàng năm, Ấn Độ chiếm 15,7%, Ecuador chiếm 14% và Việt Nam chiếm 13,6%.Các thị trường chính tiêu thụ tôm Việt là Mỹ (20-23%), Nhật Bản (16-18%), EU (15-20%), Trung Quốc (13-15%), Hàn Quốc (9-10%). Tôm Việt Nam có thứ hạng cao ở các thị trường lớn. Trong đó, chiếm vị trí số 1 ở Nhật Bản, thứ 2 ở EU, thứ 5 ở Mỹ, thứ 4 ở Trung Quốc, số 1 ở Hàn Quốc, số 1 ở Úc…
- Ủy ban Kinh tế: Chính phủ cần tính toán lại, làm rõ quy mô chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ủy ban Kinh tế Quốc hội tán thành việc chấp nhận thâm hụt ngân sách nhà nước tăng ở mức cao hơn, mỗi năm tăng khoảng 1-1,2% GDP. Đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế thống nhất với chủ trương miễn, giảm một số loại thuế, phí, trong đó thống nhất chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%. Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ lượng hóa những giải pháp của chính sách tiền tệ để đánh giá tác động đến nền kinh tế.
- Đề xuất lập quỹ phát triển hạ tầng giao thông với lãi suất ưu đãi, thu hút nhà đầu tư tư nhân. Đề xuất hình thành quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với lãi suất ưu đãi, để nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025. Một số ý kiến đề nghị đầu tư dự án theo quy mô 4 làn xe với mặt đường 24,75m, gồm 2 làn dừng xe khẩn cấp để phù hợp với tiêu chuẩn đường ôtô cao tốc của Việt Nam.
- Chủ tịch nước: Không cách nào khác, phải bơm tiền ra nền kinh tế. Nêu dẫn chứng nhiều quốc gia đã tăng chi ngân sách để hỗ trợ phục hồi kinh tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách tăng trong tầm kiểm soát. Người đứng đầu Nhà nước cũng nhấn mạnh việc hỗ trợ tài khóa và tiền tệ để phát triển trong lúc khó khăn này cần thiết nhưng nền tảng là phải giữ kinh tế vĩ mô, nhất là chỉ tiêu lạm phát.
- Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm mới tệ nhất kể từ 2019. Chỉ số CSI 300 đóng cửa phiên 4/1 với mức giảm 0,5%, trở thành phiên khởi đầu năm mới tệ nhất kể từ năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng tiêu cực từ các cổ phiếu năng lượng tái tạo và chăm sóc sức khỏe. Thị trường giảm sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ dừng chính sách trợ giá cho các phương tiện năng lượng mới mua từ năm 2023. Tâm lý nhà đầu tư cũng thận trọng khi ngân hàng trung ương Trung Quốc hút thanh khoản khỏi thị trường nhiều nhất 3 tháng, gây thất vọng cho những người hy vọng vào chính sách nới lỏng tiền tệ.
- Phố Wall trái chiều, Dow Jones lập đỉnh lịch sử phiên thứ hai liên tiếp. Một số chiến lược gia cho rằng nhóm cổ phiếu tài chính và giá trị có thể dẫn dắt thị trường trong ngắn hạn khi nhà đầu tư chuẩn bị cho kịch bản Fed tăng lãi suất từ giữa năm nay để ứng phó lạm phát. Fed tháng trước cho biết sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu thời đại dịch trong năm 2022, ám chỉ tăng lãi suất 3 lần trong năm nay. Biên bản cuộc họp tháng 12 dự kiến được công bố ngày 5/1.
Tin doanh nghiệp
- VPH: Vạn Phát Hưng (VPH) vừa bán 55% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư thương mại dịch vụ An Hưng
- YEG: Yeah1 (YEG) tiếp tục thông qua kế hoạch bán vốn thêm một công ty con
- PSH: NSH Petro (PSH) chuẩn bị phát hành hơn 75,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 3 lãnh đạo với giá chiết khấu 40%
- TNA: Thiên Nam (TNA): HOSE nhắc nhở chậm nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết
- LIG: Licogi 13 (LIG) chuẩn bị phát hành tối đa 75 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ
- TDC: Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC) được chấp thuận chào bán 35 triệu cổ phiếu
- DC4: Xây dựng DIC Holdings (DC4) tiếp tục chào bán riêng lẻ thêm 4,25 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư cá nhân
- DHT: Dược Hà Tây (DHT) chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ 10%
- EIC: EVN International (EIC) chi 36,67 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 10%
- SBT: dự kiến góp vốn vào Công ty Toàn Hải Vân
- FMC: Thực phẩm Sao Ta (FMC): Ước lợi nhuận năm 2021 tăng trên 15% lên 280 tỷ đồng
- FCN: FECON (FCN): Cổ phiếu tăng 172%, Chủ tịch HĐQT bán ra gần 1,5 triệu cổ phiếu
Diễn biến thị trường Phiên 04.01.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi IHS Markit công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 12 đạt 52.5 điểm, tăng nhẹ so với tháng trước cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện tháng thứ ba liên tiếp và sự phục hồi của ngành sản xuất tích cực nhất kể từ tháng 5/2021.
- Cổ phiếu hạ tầng, nguyên vật liệu tăng giá HT1 (+6.9%), VCG (+3.7%), DHA (+1.8%) trước thông tin Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trình chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong năm 2022-2023, trong đó dự chi lớn nhất khoảng 114,000 tỷ đồng cho phát triển kết cấu hạ tầng.
- JLL dự báo giá thuê đất công nghiệp tại miền Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 sau khi thiết lập đỉnh giá trung bình mới là 113 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm ngoái giúp cổ phiếu khu công nghiệp tăng giá TIP (+2.1%), D2D (+1.5%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 04.01.2022
- Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VNIndex dần mở rộng đà tăng hưng phấn và vượt vùng đỉnh lịch sử về cuối phiên.
- Với xung lực tăng điểm tích cực, chỉ số đang có nhiều cơ hội tiếp tục mở rộng đà đi lên trong những phiên tới. Tuy nhiên, tín hiệu tăng có phần không tương xứng của khối lượng giao dịch cho thấy rủi ro thị trường sẽ chịu áp lực rung lắc trở lại khi tiếp cận vùng kháng cự kế tiếp tại 154x.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và có thể thực hiện chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi giá cổ phiếu chạm các vùng cản kế tiếp hoặc đạt kỳ vọng.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Xu hướng tăng điểm vẫn sẽ là chủ đạo trong giai đoạn hiện tại khi VNINDEX vượt cản ngắn hạn và vượt vùng đỉnh 1500 điểm
- Hôm nay VNINDEX có thể sẽ lên đến mốc kháng cự ngắn hạn kế tiếp là vùng 1550 điểm.
- Với “Hiệu ứng tháng giêng” thì khả năng đà tăng của VNINDEX sẽ tiếp tục kéo dài trong tháng 1.
- Tuy nhiên NĐT cần lưu ý với thành phần tham gia của NĐT cá nhân trên thị trường chiếm hơn 90% thì việc bán rút tiền trước kỳ nghỉ Tết âm lịch sẽ làm cho Thị trường có khả năng giảm điểm ở 1-2 tuần cuối cùng trước Tết