I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI
TTCK Việt Nam
Thị trường duy trì tích lũy từ bệ đỡ từ các cổ phiếu lớn và vận động luân chuyển dòng tiền
Thị trường liên tiếp có những phiên rung lắc và phiên tăng giảm xen kẽ trong vùng giá 1,460 – 1,470 điểm, dù vậy phiên đảo chiều ngoạn mục ngày 12/11 giúp VN-Index ghi nhận mức 1.1%. Biến động đảo trong phiên cuối tuần đến từ nhóm bank và sau đó lan tỏa sang các nhóm cổ phiếu khác nhờ tin đồn nới room tín dụng cho các Ngân hàng.
Độ rộng tăng điểm mở rộng so tuần trước với 14/19 ngành tăng điểm và có 282 cổ phiếu tăng so với 108 cổ phiếu giảm điểm. Dòng tiền vẫn luân chuyển và vận động tốt tại các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Nhóm ô tô và phụ tùng, Dầu khí, hàng và dịch vụ công nghiệp ghi nhận mức tăng 12.4%, 9.2% và 7.8%. Trong bối cảnh dòng tiền rất mạnh, thị trường đang có dấu hiệu chuyển trạng thái từ vùng tích lũy do áp lực chốt lãi sang vùng tích lũy tăng giá hướng tới các vùng giá cao hơn trong ngắn hạn.
Bộ trưởng KH-ĐT dự báo tăng trưởng GDP 6 – 6.5%, CPI bình quân 4%, bội chi ngân sách so với GDP khoảng 4% (chưa tính đến gói kích cầu) năm 2022 theo kịch bản kiểm soát dịch bệnh. Chính phủ sẽ trình Quốc hội chương trình phục hồi kinh tế dự kiến kéo dài 2 nằm vào kỳ họp cuối năm 2021, theo đó chương trình có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp, đảm bảo ổn định vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thị trường đi lên trong tuần vừa qua và cân bằng áp lực khi cả tổ chức trong nước lẫn khối ngoại bán ròng.
Theo dữ liệu từ FiinPro, cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 3.350 tỷ đồng trên HoSE trong tuần từ 8-12/11, tăng 8,8% so với tuần trước đó. Trong đó, nếu tính về khớp lệnh thì giá trị mua ròng đạt trên 3.100 tỷ đồng.
Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, tổ chức trong nước đẩy mạnh bán ròng 2.105 tỷ đồng trên HoSE, tăng 93% so với tuần trước đó. Trong đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng trở lại 1.793 tỷ đồng (bán ròng 2.177 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).
Đối với khối tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK), giá trị bán ròng là 312 tỷ đồng, giảm 80% so với tuần trước. Tuy nhiên, nếu tính theo phương thức khớp lệnh, giá trị bán ròng ở tuần này chỉ là 5 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 1.000 tỷ đồng của tuần trước đó.
Tương tự, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.244 tỷ đồng (giảm 38% so với tuần trước đó) trên sàn HoSE, trong đó có 920 tỷ đồng giá trị bán ròng đến từ giao dịch khớp lệnh.

TTCK Thế giới
Chỉ số CPI tăng cao, các chỉ số CK Hoa Kỳ điều chỉnh, USD Index và kim loại quý tăng giá
CPI Hoa Kỳ tăng 6.2% so với tháng 10 và là mức tăng mạnh nhất trong 30 năm. Đà tăng giá năng lượng, chi phí nhà ở, thực phẩm và xe hơi đẩy lạm phát tăng mạnh. Dữ liệu còn cho thấy lạm phát phát dần lan rộng và vượt khỏi lĩnh vực gắn liền quá trình mở cửa kinh tế.
Sau thông tin giá chứng khoán giảm trong khi lợi tức trái phiếu Hoa kỳ, đồng USD và vàng đều tăng giá. Tổng thống Trump sau đó tuyên bố kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Tính chung 5 ngày giao dịch, các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm bình quân -0.7% trong khi các các thị trường CK Châu Âu và Trung Quốc tăng gần 1%.
Yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng lên các thị trường lên thị trường hàng hóa, đặc biệt các kim loại quý như vàng (+2.4%), bạc (4.8%). Chỉ số USD Index tăng 0.9%, ghi nhận mức tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt dù vậy giảm so các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có Việt Nam.
Chỉ số sản xuất PPI Trung Quốc tăng mạnh nhất 26 năm ở mức 13.5%, CPI tăng 1.5% tháng 10 cho thấy áp lực lạm đang tác động cả phí sản xuất và tiêu dùng và kéo theo nguy cơ công xướng thế giới này đã và đang xuất khẩu lạm phát ra thế giới. Cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng từ cảng biển đến vận tải đường bộ càng khiến cho lạm phát gia tăng trên diện rộng ở nhiều quốc gia chủ chốt.
Đối phó với lạm phát, một số NHTW tiếp theo như Séc và Ba Lan đã tăng lãi suất trong tuần qua. Ngay cả NHTW Canada và Australia cũng phát tín hiệu sớm tăng lãi suất khi tỷ lệ lạm phát hơn 3% và lãi lãi suất danh nghĩa gần 0% đồng nghĩa lãi suất thực âm. Biến số lạm phát đang ngày càng khó lường và đang đẩy các nhà hoạch định vào thế khó trong việc đánh đổi duy trì chính sách hiện tại để thúc đẩy kinh tế nhưng có thể đối mặt bất ổn vĩ mô khi giá cả leo thang.
II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Xăng tiếp tục tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã quyết định thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng một cách hợp lý để giá xăng dầu trong nước theo xu hướng diễn biến của giá xăng dầu thế giới và bảo đảm duy trì công cụ Quỹ BOG
- Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan thuế các cấp sẽ tổ thu hồi nợ quyết liệt trong 02 tháng cuối năm, phấn đấu giảm nợ khoảng 11.600 tỷ đồng. Các đơn vị cũng cần đẩy nhanh tiến độ để đôn đốc thu kịp thời vào ngân sách trong năm 2021, phấn đấu tăng thu khoảng 9.400 tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra.
- Bộ Giao thông vận tải vừa trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025 (giai đoạn 2). Trong 12 dự án, Bộ đề xuất 8 dự án đầu tư công và 4 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Bộ Giao thông vận tải đề xuất đầu tư 4 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) và 8 dự án vốn ngân sách trước năm 2025 để nối thông tuyến cao tốc Bắc Nam. Bộ Giao thông vận tải kiến nghị cho phép tỷ lệ vốn nhà nước tham gia chiếm 54-65% tổng mức đầu tư dự án.
- Bộ Giao thông vận tải đề xuất mở lại đường bay quốc tế đến 15 quốc gia, vùng lãnh thổ bắt đầu từ quý I năm sau.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2021 có thể nói là đã hoàn thành. Bội chi cũng đảm bảo quy định 4% của Quốc hội. Ngoài ra, Bộ đang tham mưu Chính phủ gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất với 20,000 tỷ/năm, để huy động khoảng 1 triệu tỷ đồng đưa vào nền kinh tế
Thế giới
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) Trung Quốc tăng 13.5% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất trong 26 năm trở lại đây. Rủi ro lạm phát của Trung Quốc ngày càng tăng khi các nhà sản xuất chuyển chi phí cho người tiêu dùng, qua đó làm dấy lên tranh cãi liệu NHTW có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ khi nền kinh tế yếu đi hay không.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất 30 năm trở lại đây. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ nhận định áp lực tăng giá hiện tại chỉ là tạm thời, tình hình lạm phát sẽ được bình ổn trở lại trong năm sau. Lạm phát tăng có thể khiến Fed thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn kế hoạch
- Ủy ban châu Âu dự báo khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng 5.0% trong năm nay sau khi suy thoái 6,4% vào năm 2020. Họ dự báo tăng trưởng 4.3% vào năm 2022 và 2,.5% vào năm 2023.
- Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thông qua đạo luật Đầu tư Hạ tầng và Việc làm (Thỏa thuận Hạ tầng Lưỡng đảng), với ngân sách 1.200 tỷ USD gộp đầu tư thường niên từ liên bang cho cơ sở hạ tầng quốc gia.
- Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sẽ có kế hoạch tăng lãi suất hai lần trong năm 2022, sau khi đã kết thúc quá trình siết quy mô mua tài sản hàng tháng bắt đầu vào cuối tháng 11.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV kết thúc vào 13/11, gói hỗ trợ kinh tế sẽ trao đổi tại kỳ họp tiếp theo.
- Thị trường đang đi vào vùng tích lũy trước áp lực chốt lãi và hoạt động bán ròng của khối ngoại.
- 15/11, GDP Nhật Bản; Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc.
- 16/11, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; GDP công bố lần đầu EU; Doanh số bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ.
- 17/11, CPI Anh, Canada, EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 18/11, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu Hoa Kỳ, các thành viên FOMC phát biểu.
- 19/11, Chủ tịch ECB phát biểu
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

