LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Dung Quất mở rộng sẽ bắt đầu khởi công vào cuối năm nay. Dung Quất giai đoạn 2 này sẽ tăng công suất của công ty thêm 5.6 triệu tấn thép, biến HPG trở thành công ty sản xuất thép lớn nhất Việt Nam
HPG có kế hoạch sản xuất container với tổng công suất 500 nghìn TEUs. Công ty sẽ dần hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm thép của mình
HPG có kế hoạch tăng quy mô mảng bất động sản trong tương lai. Công ty đã được phê duyệt để làm khảo sát cho 2 dự án ở Cần Thơ
HPG đã mua lại một dự án mỏ quặng ở Úc. Công ty sẽ nhập khẩu nguyên vật liệu từ mỏ này vào đầu năm 2022.
Sản lượng sản xuất thép thô của Trung Quốc giảm tháng thứ 4 liên tiếp do mục tiêu cắt giảm khí thải carbon và tình trạng thiếu điện trầm trọng
Đầu công tư là lựa chọn tốt nhất để kích thích phát triển kinh tế, động lực đẩy mạnh tiêu thụ thép trong Q4 2021 và năm 2022
Giá thép neo ở mức cao giúp duy trì biên lợi nhuận cao
Doanh thu và lợi nhuận quý 3 của Tập đoàn Hòa Phát đạt lần lượt là 38.900 tỷ đồng (+90% YoY), và 10.350 tỷ đồng (+174% YoY)
I. MEANING – ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP DỄ HIỂU
Hệ sinh thái của HPG được tổ chức với 4 nhóm ngành: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng – HRC), Sản phẩm thép (Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực), Nông nghiệp và Bất động sản
Gang thép + Sản phẩm thép: Mảng kinh doanh cốt lõi đóng góp chính cho sự tăng trưởng của HPG
Với vị thế đầu ngành thép (thị phần 31.7%) HPG có chi phí sản xuất thấp nhất ngành thép nhờ có lợi thế về quy mô, hiệu quả vượt trội trong quản trị chi phí và có hệ thống tích hợp được nhiều khâu nhất trong chuỗi giá trị. Những lợi thế này tạo ra cơ hội rất lớn để HPG tiếp tục giành thị phần trong tương lai.
Sản xuất gang thép và các sản phẩm liên quan là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Công suất thép thô của Hòa Phát hiện đạt 8 triệu tấn/năm. Trong đó, thép xây dựng Hòa Phát hiện đạt 5 triệu tấn/năm, thép cuộn cán nóng là 3 triệu tấn/năm với các Khu liên hợp sản xuất đặt tại Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ngãi. Với quy mô sản lượng lớn, Hòa Phát hiện là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 32,5% và 31,7%. Đặc biệt, từ năm 2020, Tập đoàn có thêm sản phẩm chiến lược mới là thép cuộn cán nóng (HRC), công suất 3 triệu tấn/năm. Đây là sản phẩm đầy tiềm năng của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, khép kín và tối ưu hóa hệ sinh thái các sản phẩm thép từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép rút dây, thép dự ứng lực; thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ, vỏ container
Nông nghiệp và Bất động sản: Mảng kinh doanh phụ, đóng góp tỷ trọng thấp vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn chiếm thị phần lớn nhất về cung cấp bò Úc với 50%, dẫn đầu miền Bắc về sản lượng trứng gà sạch. Chăn nuôi heo an toàn sinh học Hòa Phát cũng nằm trong Top những DN hàng đầu. Nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam; Top 10 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 30 DN nộp thuế tiêu biểu,…
Lĩnh vực BĐS – KCN: các khu công nghiệp Hòa Phát đã cho thuê được 23,5 ha đất, lấp đầy gần như toàn bộ diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Hòa Phát đang làm thủ tục đầu tư mở rộng, đền bù giải phóng mặt bằng và làm hạ tầng các khu công nghiệp để
đáp ứng nhu cầu rất cao về thuê đất khu công nghiệp như hiện nay.
Song song với phát triển sản xuất kinh doanh, Hòa Phát luôn dành ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng, thông qua hàng loạt các chương trình từ thiện, xã hội thiết thực tại các địa phương trên toàn quốc, nơi Tập đoàn và các Công ty thành viên có văn phòng, nhà máy
II. MOAT – ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH LỚN
Mảng thép: Doanh thu và lợi nhuận đóng góp 94% doanh thu và 97% lợi nhuận thuần hợp nhất trong Q3/2021.
Tỷ suất lợi nhuận gộp chung Q3/2021 tăng mạnh lên 30.7% từ 15.3% trong Q3/2020. Điều này là nhờ tỷ suất lợi nhuận mảng thép tăng mạnh với giá bán tăng ở tất cả sản phẩm, hiệu quả kinh tế tăng nhờ quy mô vì dây chuyền sản xuất thép tăng công suất hoạt động cộng với công suất hoạt động của nhà máy HRC, nhà máy tôn mạ tăng.
- Sản phẩm HRC là động lực chính giúp lợi nhuận Q3/2021 tăng mạnh. Sản lượng HRC đạt 613 nghìn tấn trong quý 3, tăng 167% so với mức thấp trong Q3/2020, nhưng giảm 8% so với quý trước do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước đối với dòng sản phẩm thép dẹt thành phẩm, đặc biệt là thép ống. Tuy nhiên, khác với giá thép xây dựng duy trì ổn định trong quý, giá bán HRC tăng 105% so với cùng kỳ và 25% so với quý trước do công ty chốt giá hợp đồng trước hai tháng
- Thị phần thép xây dựng mở rộng đáng kể trong bối cảnh nhu cầu trong nước yếu: Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng toàn ngành trong quý 3 năm 21 giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nội địa giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái do dịch Covid-19, vì hầu hết các tỉnh và thành phố lớn phía Nam đều phải tạm dừng hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, HPG đã duy trì sản lượng tiêu thụ ở mức 958 nghìn tấn trong Q3/2020 (-2% so với cùng kỳ) do nhu cầu xuất khẩu tăng lên. Trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 18% so với cùng kỳ đạt 662 nghìn tấn, sản lượng xuất khẩu đạt 298 nghìn tấn trong quý 3, tăng 74% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 31% sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG trong Q3/2021 so với mức 18% trong Q3/2020. Sản lượng xuất khẩu tăng mạnh là do nhu cầu toàn cầu phục hồi và sản lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc giảm. Các thị trường xuất khẩu thép xây dựng chính của HPG bao gồm Úc, Canada, Hong Kong, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
- Sản lượng tôn mạ tăng 57% nhờ kênh xuất khẩu
- Sản lượng tiêu thụ thép ống giảm 45% do phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa.
- Sản lượng tiêu thụ phôi thép giảm 57% đạt 225 nghìn tấn do ưu tiên sản xuất các sản phẩm có biên lợi nhuận cao
Các mảng kinh doanh khác
Nông nghiệp: HPG có 4 mảng thuộc lĩnh vực nông nghiệp gồm nuôi heo, nuôi bò, sản xuất thức ăn chăn nuôi và trứng gà. Trong đó, mảng nuôi heo thường chiếm khoảng 50% doanh thu từ lĩnh vực nông nghiệp. Trước sự sụt giảm mạnh 40% giá thịt heo trong Q3/2021, doanh thu lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh 43.8% so với cùng kỳ xuống còn 1,568 tỷ đồng trong kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu lĩnh vực nông nghiệp giảm 21.1% so với cùng kỳ xuống còn 6,185 tỷ đồng
Bất động sản và Khu công nghiệp: Doanh thu Q3/2021 chỉ đạt 609 tỷ đồng (tăng 216% so với cùng kỳ) và 9 tháng đầu năm 2021 đạt 988 tỷ đồng (tăng 80% so với cùng kỳ)
Sản lượng sản xuất thép thô của Trung Quốc giảm tháng thứ 4 liên tiếp: Trong tháng 9, sản lượng sản xuất thép thô tại Trung Quốc đạt 73.75 triệu tấn giảm 21% so với cùng kì và 11.4% so với tháng 8. Việc cắt giảm mạnh tay được diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc sẽ tổ chức Thế Vận hội mùa Đông năm 2022 vào đầu tháng 2 năm sau, và tình trạng thiếu điện trầm trọng khiến cho than cốc được dùng trong sản xuất thép nay được ưu tiên chuyển sang cho sản xuất điện.
Đầu công tư là lựa chọn tốt nhất để kích thích phát triển kinh tế: Khi dư địa cho chính sách tiền tệ còn lại không nhiều thì chính sách tài khóa là công cụ vô cùng hiệu quả và thích hợp nhất trong bối cảnh hiện tại để kích thích nền kinh tế, cụ thể là việc giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm cũng là mùa xây dựng dẫn đến nhu cầu thép tăng cao. Hòa Phát sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng hồi phục nhu cầu cũng như là nhà cung cấp nguyên vật liệu dành cho các dự án đầu tư công trọng điểm.
Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến nhóm các ngành thâm dụng điện, bao gồm thép và xi măng. Nhiều nhà sản xuất đã nhận được yêu cầu cắt giảm công suất để tiết kiệm năng lượng, nhất là trong bối cảnh lo ngại không đủ điện để giữ ấm khi mùa đông đang đến gần. Đáng chú ý, phần lớn sản lượng thép và xi măng của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thiếu điện sản xuất như Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh…
III. MANAGEMENT – ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP CÓ BAN LÃNH ĐẠO TỐT
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép xây dựng (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Chủ tịch Trần Đình Long được xem là “vua thép” Việt Nam. Bên cạnh việc nhạy bén với thị trường, nhà lãnh đạo cấp cao của Hòa Phát còn được biết đến là người có những chiến lược kinh doanh thận trọng, có tầm nhìn xa. Để có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình kinh doanh ông Long luôn tính toán rất kỹ lưỡng với tầm nhìn xa trông rộng. “Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”
Nhóm cổ đông là tổ chức và những người liên quan BLĐ nắm giữ gần 60%
Nhóm quỹ Dragon Capital liên tục mua vào giai đoạn gần đây với cổ phiếu HPG, lần gần nhất là mua hơn 4 triệu cổ phiếu HPG
Con trai chủ tịch Trần Đình Long và người nhà của các thành viên HĐQT cũng liên tục đăng ký mua vào giai đoạn từ đầu năm 2021 đến nay
IV. MARGIN OF SAFETY – NÊN ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP CÓ BIÊN AN TOÀN
Risk:
- Rủi ro cơ cấu nợ vay: Tham vọng trở thành công ty sản xuất thép hàng đầu cần phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định. Dù cho HPG chỉ mới đề xuất dự án Dung Quất mở rộng, vốn đầu tư chuẩn bị sẽ tiềm ẩn rủi ro về cơ cấu nợ vay cao.
- Rủi ro giá thép điều chỉnh vẫn còn cao. Giá thép nếu giảm mạnh về mức đầu năm thì biên lợi nhuận sẽ bị tác động, có thể giảm 3-5% từ ước tính của chúng tôi. Điền này có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường
Bảng CĐKT và dòng tiền của HPG rất mạnh tại thời điểm cuối Q3/2021
HPG có tổng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) là 34.8 nghìn tỷ đồng (cao hơn 59.6% so vơi đầu năm) nhờ lợi nhuận đạt cao từ đầu năm.
Nợ dài hạn giữ nguyên so với đầu năm tại 17.7 nghìn tỷ đồng, trong khi đó nợ ngắn hạn tăng 17.7% so với đầu năm lên 43.3 nghìn tỷ đồng vì nhu cầu vốn lưu động tăng
Tỷ lệ nợ thuần/Vốn CSH giảm mạnh xuống còn mức rất tích cực là 0.31 lần từ 0.55 lần tại thời điểm cuối năm 2020. Nợ thuần của HPG là 26.2 nghìn tỷ đồng (giảm 18.9%so với đầu năm)
Hàng tồn kho cuối Q3/2021 là 46 nghìn tỷ đồng (tăng 74.6% so với đầu năm) và bằng 5.2 tháng sản xuất so với mức bình quân 5 năm là 4.4 tháng. Tồn kho tăng là do tăng quy mô sản xuất của nhà máy Dung Quất (đưa thêm lò cao thứ 4 kể từ cuối tháng 1/2021) và cũng nhàm chuẩn bị phục vụ nhu cầu bị dồn nén dự kiến sẽ bung ra trong những tháng tới sau dịch
Ước tính Doanh thu và Lợi nhuận ròng cho năm 2021 lần lượt đạt 155 nghìn tỷ đồng (tăng 72% svck) và 37 nghìn tỷ đồng (tăng 172% svck)
KHUYẾN NGHỊ MUA TÍCH LŨY HPG với vùng mua từ 53,000 – 56,000 đ/cp, cho định giá hợp lý khoảng 83,000 đ/cp theo phương pháp dòng tiền. Upside 51%