I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI
TTCK Việt Nam
Xác lập xu hướng tăng điểm, VN-Index duy trì đà tăng theo đà trước thông tin hỗ trợ.
- VN-Index có tuần tăng mạnh 3.96%, xác lập mức điểm kỷ lục mới nhờ thông tin gói hỗ trợ quy mô lớn đang được Quốc hội xem xét phê duyệt.
- Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường đẩy chỉ số vượt cản nhanh chóng và duy trì độ rộng lớn với 17/19 ngành tăng điểm và 312 cổ phiếu tăng so với 78 cổ phiếu giảm. Các nhóm ngành như Tiện ích, xăng dầu khí đốt, VLXD và Bất động chiếm 3 vị trí đầu với mức tăng từ 6.5% – 8.1%. Với vận động xác lập xu hướng tăng điểm tuần qua, VN-Index dự báo tiếp tục duy trì xu hướng tăng điểm trong tuần tới hướng tới giá mục tiêu của mô hình kỹ thuật symmetrical triangle tại 1,520 điểm.
- 515 công ty niêm yết trên 2 sàn (tỷ lệ 68%) công bố KQKD quý III với LNST tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Mức độ phân hóa thu hẹp so cuối tuần trước khi có 49.7% công ty có tăng trưởng và chỉ còn 18.2% số công ty thua lỗ trong quý III. Nhóm các công ty đóng góp LNST tương đối lớn nhất cho thị trường vẫn là nhóm cổ phiếu Ngân hàng gồm TCB, MBB, SSB, OCB, HDB, SSI cùng với NKG, DPM, GAS tham gia top 10. Ở chiều ngược lại, SAB, PNJ, DBC, BMP, HT1 có mức sụt giảm lớn nhất. Mùa công bố KQKD đã đi được 2/3 quãng đường và KQKD là tương đối tích cực so với dự báo đang là yếu tố hỗ trợ thị trường hiện tại.
- Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm đạt 1,077.4 nghìn tỷ, bằng 80.2% dự toán, tăng 9.2% cùng kỳ. Dự toán bội chi NSNN là 343 nghìn tỷ, bằng 4% GDP. Dư nợ công dự kiến 43.7% GDP cuối năm 2021. Dự toán tổng thu NSNN 2022 là 1,417 nghìn tỷ, tăng 3.4% năm 2021; chi NSNN tăng 4.5% và bội chi 4% tương đương năm 2021
VN-Index vượt đỉnh với dấu ấn đến từ nhà đầu tư tổ chức và khối ngoại, trong khi cá nhân trong nước giao dịch theo chiều hướng xấu khi bán ròng mạnh trở lại.
- Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước bán ròng trở lại 3.779 tỷ đồng trên HoSE sau khi mua ròng đột biến ở tuần trước đó. Nếu tính về khớp lệnh, nhà đầu tư này bán ròng 3.667 tỷ đồng. Trong tuần, cá nhân trong nước có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm với hơn 2.900 tỷ đồng (27/10).
- Trái ngược với các cá nhân, tổ chức trong nước có một tuần giao dịch tích cực. Đối với tổ chức trong nước (không gồm tự doanh), họ mua ròng trở lại 1.390 tỷ đồng, trong đó có 966 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
- Tương tự, khối tự doanh có tuần mua ròng cao nhất kể từ đầu năm với 1.947 tỷ đồng. Giao dịch của khối tự doanh hầu hết được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh với 1.948 tỷ đồng.
- Khối ngoại giao dịch cũng tích cực khi chấm dứt chuỗi 11 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 441 tỷ đồng. Nếu chỉ tính về giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng trên 752 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
Các chỉ số CK Hoa Kỳ liên tiếp đạt kỷ lục mới trước tuần diễn ra kỳ họp FOMC
- Bất chấp tăng trưởng GDP quý III đạt 2%, thấp hơn dự báo 2.8%, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq ghi nhận mức tăng cao trong 5 phiên qua, qua đó đều lập mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch 28/10 nhờ thông tin KQKD quý III và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm.
- 50% số công ty thuộc S&P 500 đã công bố KQKD với phần lớn vượt kỳ vọng và số đơn xin trợ cấp lần đầu ở mức 281 nghìn đơn, thấp hơn mức dự báo 289 nghìn đơn. Cùng với đó, Chính quyền Biden đang hướng tới đạt được thỏa thuận dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1.75 nghìn tỷ USD cũng khiến thị trường tích cực.
- Tại kỳ họp diễn ra 28/10, ECB duy trì các mức lãi suất cơ sở không thay đổi so với trước và kỳ vọng giữ mức lãi suất như hiện tại hoặc thấp hơn cho tới khi lạm phát mục tiêu trung hạn ổn định ở mức 2%. Cùng thời điểm, BOJ cũng giữ nguyên chính sách nới lỏng với lãi suất cơ sở -0.1% và chương trình mua chứng chỉ ETF ở mức 12 nghìn tỷ JPY/năm, trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp 20 nghìn tỷ JPY/năm.
- Mặc dù lạm phát có diễn biến phức tạp, NHTW các nước lớn vẫn chưa điều chỉnh chính sách hiện tại và điều này cũng có ảnh hưởng 1 chút đến cuộc họp chính sách FED vào đầu tháng sau.
- Việc FED cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu vào cuộc họp tới có thể gây ảnh hưởng tiêu cực ngắn hạn lên TTCK thế giới và tích cực lên thị trường TPCP Hoa Kỳ. Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn, sẽ chưa có ảnh hưởng manh khi mức lãi suất điều hành của FED mới làm mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm lại
II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giai đoạn 10 năm tới nhu cầu vốn lên tới 240.000 tỷ đồng. Dự án cải tạo các tuyến đường sắt phía Bắc với tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng vừa được Bộ Giao thông vận tải thông qua.
- Quy hoạch điện VIII dự kiến bổ sung thêm khoảng 1.840 MW thủy điện vừa và lớn. Định hướng phát triển các nhà máy điện sử dụng khí LNG được tính toán trên cơ sở khả năng nhập khẩu và đồng bộ với xây dựng hạ tầng cung cấp LNG. Dự kiến, Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 99,32-115,96 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2021-2030.
- Dự kiến 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô được đặt tại đường vành đai, thực hiện thu phí phương tiện từ 5h đến 21h hàng ngày. Lộ trình thu phí được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là 2021-2025.
- 10 tháng qua, 3 dự án lớn được cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh. Tính đến ngày 20/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đều tăng mạnh.
- Theo “Báo cáo công khai dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội” do Bộ Tài chính phát hành, 9 tháng đầu năm 2021, thu Ngân sách Nhà nước đạt 1,077.4 ngàn tỷ đồng, bằng 80.2% dự toán, tăng 9.2% so cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 là 1,411.7 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 3.4% so với ước thực hiện năm 2021.
Thế giới
- Xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc tăng vọt, lập kỷ lục mới bất chấp cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Giá trị xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đã tăng 24% so với năm ngoái, đạt hơn 180 tỷ đô la Úc (135 tỷ USD) tính đến số liệu tháng 8 mới nhất.
- Đà tăng kéo dài của lạm phát đang gây bất ngờ cho các lãnh đạo Ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới, lập trường chính sách về thắt chặt tiền tệ được xem xét.
- Xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc tăng vọt, lập kỷ lục mới bất chấp cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Giá trị xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đã tăng 24% so với năm ngoái, đạt hơn 180 tỷ đô la Úc (135 tỷ USD) tính đến số liệu tháng 8 mới nhất.
- Đảng Dân chủ đã công bố luật áp mức thuế tối thiểu 15% đối với các tập đoàn có lợi nhuận cao nhất của Hoa Kỳ, tuyên bố rằng khoản thuế này sẽ giúp tài trợ cho chính sách xã hội và các kế hoạch biến đổi khí hậu của Tổng thống Joe Biden.
- Hoa Kỳ hủy bỏ việc cho phép China Telecom hoạt động tại quốc gia này, khiến căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế ngày càng leo thang.
- Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng các nghị sĩ đảng Dân chủ đang tiến gần tới việc đạt được một thỏa thuận về gói chi tiêu xã hội, vốn gây chia rẽ giữa những nghị sĩ cấp tiến và ôn hòa.
- Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết chính quyền địa phương và tiểu bang đã phân phối gần 2.8 tỷ đô la trong quỹ chương trình Hỗ trợ cho thuê khẩn cấp vào tháng 9, tăng từ khoảng 2.6 tỷ đô la vào tháng 8 và nâng tổng số tiền tính đến thời điểm hiện tại lên 10.3 tỷ đô la
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Thông tin gói kích cầu sẽ được Quốc hội kỳ 2 khóa XV bàn bạc và thông qua.
- Các chỉ tiêu vĩ mô tháng 10/2021.
- VN-Index đã vượt qua các ngưỡng cản, xác lập xu hướng tăng điểm với sự tham gia tích cực của dòng tiền và hướng tới các vùng giá cao mới.
- Ngày 1/11, Chỉ số PMI Trung Quốc, Anh, Hoa Kỳ.
- Ngày 2/11, Biên bản chính sách tiền tệ BOJ; NHTW Australia công bố lãi suất.
- Ngày 3/11, Tỷ lệ thất nghiệp lần đầu EU và Hoa Kỳ; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ, Cuộc họp về chính sách tiền tệ của FED.
- Ngày 4/11, Biên bản FMOC và BOE; Cuộc họp OPEC và các thành viên xuất khẩu dầu mỏ.
- Ngày 5/11, Tỷ lệ thất nghiệp Canada và Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

