LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
QNS là Doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành lớn nhât tại Việt Nam với tổng công suất 390 triệu lít sữa/năm và là top 5 nhà sản xuất đậu nành lớn nhất Thế Giới. Thương hiệu Vinasoy của QNS luôn giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng sữa đậu trong nhiều năm qua với thị phần trên 80%
QNS còn sở hữu nhà máy đường An Khê (Gia Lai) có công suất ép mía lớn nhất cả nước khoảng 18,000 tấn mía/ngày, cung cấp khoảng 89,000 tấn đường trong niên vụ 2019/2020 (chiếm 11% sản lượng đường cả nước – thị phần thứ 2, sau SBT)
Mảng đường tập trung phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng sản xuất công nghiệp trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật. Giá đường đang trong xu hướng tăng. Ngành đường trong nước sẽ tiếp tục hưởng lợi từ giá đường thế giới tăng và chính sách chống bán phá giá trong những tháng cuối năm 2021 và 2022. Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng vừa trình các tài liệu cần thiết lên Bộ Công Thương để hỗ trợ cuộc điều tra khả năng trốn thuế liên quan đến nhập khẩu đường của Thái Lan từ 5 quốc gia khác bao gồm: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào và Campuchia
Mảng sữa đậu nành có điểm đột phá trong Q3 với tốc độ tăng trưởng trên 10% và xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc …
I. MEANING – ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP DỄ HIỂU
Mảng kinh doanh cốt lõi đóng góp chính cho sự tăng trưởng của QNS
Sữa đậu nành: QNS là doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành hàng đầu tại Việt Nam và nằm trong top 5 nhà sản xuất đậu nành lớn nhất Thế Giới. Hiện Công ty sở hữu 3 nhà máy sản xuất sữa tại Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương với tổng công suất khoảng 390 triệu lít sữa/năm. Ngoài ra QNS còn sở hữu Trung tâm nghiên cứu ứng dụng đậu nành với hơn 1,500 nguồn giống đậu nành phù hợp với thổ nhưỡng tại Việt Nam và mang lại năng suất cao. Thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy của QNS luôn giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng sữa đậu tại Việt Nam trong nhiều năm qua với thị phần luôn trên 80%. Theo Nielsen, thị phần sữa đậu nành Vinasoy đạt 85.8% trong năm 2020, tăng 1.2% so với năm 2019 nhờ nắm bắt xu hướng “ít ngọt” của người tiêu dùng. Năm 2020, sản phẩm Sữa đậu nành FAMI bước đầu thâm nhập thành công vào 2 thị trường Trung Quốc và Nhật Bản. Doanh thu mảng sữa đậu nành đóng góp ~55-60% tổng doanh thu và có biên lãi gộp cao ~40-45%
Đường – Điện sinh khối: Năm 2020, QNS đã chấm dứt hoạt động SXKD của Nhà máy đường Phổ Phong và chuyển đổi Trung tâm giống mía Quảng Ngãi thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu nành Vinasoy do vùng nguyên liệu mía tại Quảng Ngãi đã không còn đủ để phục vụ cho chế biến công nghiệp. Hiện tại, Công ty chỉ sỡ hữu 1 nhà máy đường An Khê (Gia Lai) có công suất ép mía lớn nhất cả nước khoảng 18,000 tấn mía/ngày. Ngoài ra, để khôi phục mảng đường, công ty đã thực hiện chiến lược phát triển vùng nguyên liệu và thực hiện đồng bộ 3 chương trình cơ bản là “Hóa học hóa – Sinh học hóa – Cơ giới hóa” trong quá trình canh tác mía. Niên vụ 2019/2020, QNS ép được 873,000 tấn mía và sản xuất gần 89,000 tấn đường (-37%YoY), chiếm 11% sản lượng đường sản xuất từ mía của cả nước.
Công ty cũng hoàn thành chuỗi hoạt động khép kín “Mía- Đường- Điện” sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy điện sinh khối An Khê vào năm 2018. Nhà máy này có tổng mức đầu tư khoảng 2,000 tỷ đồng, công suất thiết kế là 95MW điện (~27% năng lực sản xuất điện từ bã mía tại Việt Nam).
Mảng kinh doanh phụ chưa được chú trọng phát triển
Các sản phẩm khác của QNS như bánh kẹo, bia, nước đóng chai có quy mô sản xuất nhỏ và chưa được chú trọng phát triển. Sản phẩm khác của QNS chủ yếu được tiêu thụ nội địa và có thị phần rất nhỏ tại Việt Nam. Các mảng kinh doanh này đóng góp ~25% trong tổng doanh thu và ~10-15% cơ cấu lợi nhuận gộp của QNS
II. MOAT – ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH LỚN
Mảng sữa đậu nành: Thương hiệu Vinasoy được đánh giá tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành. Sản lượng tiêu thụ 9T2021 đạt 210 triệu lít (+8% svck). Sản lượng tiêu thụ Q3/2021 đã vượt mức Q3/20219 (87 triệu lít so với 85 triệu lít). Năm 2020 việc giãn cách XH tại miền trung ảnh hưởng nặng nề đến doanh số sữa đậu nành, trong khi năm nay QNS đã chuẩn bị kỹ hơn và đưa ra các giải pháp thúc đẩy doanh thu và giành thêm thị phần (91% trong tháng 8) trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Việc đóng cửa chợ truyền thống khiến người tiêu dùng chuyển sang sữa đậu nành đóng hộp.
Q2 QNS đã ra mắt hương vị mới: đường đen, bạc hà, tàu hũ gừng và sữa dừa
Q3 QNS đã ra mắt hương vị: cà phê, phô mai và sẽ ra thêm sản phẩm mới đến cuối năm
Mảng đường: Sản lượng tiêu thụ đạt 84 nghìn tấn (+17% svck), trong khi giá bán trung bình tăng +38% svck trong 9T2021. Nhà máy đường RE đã đi vào hoạt động trong tháng 7, nhưng sản lượng Q3 vẫn ở mức thấp so với đường RS. QNS chuẩn bị nhập khẩu thêm 20,000 tấn đường thô từ Úc để sản xuất đường RE trong tháng 12. Giá đường tại nhà máy trong khoảng 18,500 – 19,500 đồng/kg (có VAT), cao hơn 2,000 – 3,000 đồng so với Q2
Giá đường trong nước sẽ còn xu hướng tăng sau khi (1) Bộ Công Thương đưa ra Quyết định 1578/QĐ-BCT áp dụng mức thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm; (2) Công ty đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây mía và tiết kiệm chi phí trong sản xuất
Mảng điện sinh khối: lỗ 25 tỷ trong 9T2021 (9T2020 lỗ 38 tỷ). Doanh thu các sản phẩm khác (bánh kẹo, bia và nước khoáng) tiếp tục giảm 5-10% trong Q3 do ảnh hưởng của đại dịch
III. MANAGEMENT – ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP CÓ BAN LÃNH ĐẠO TỐT
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX với 02 sản phẩm chính là Đường RS và Cồn cùng số lao động khoảng 650 người, được cổ phần hóa vào năm 2005. Từ đó đến nay công ty liên tục tăng vốn điều lệ từ mức 50 tỷ ban đầu lên mức 3,569 tỷ trong năm 2020.
Ông Võ Thành Đàng (Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc) đã liên tục đăng ký mua thêm thời gian vừa qua. Ước tính Ông Đàng và các cổ đông liên quan nắm giữ gần 10% cổ phần của QNS.
Nhóm cổ đông là tổ chức nắm giữ hơn 36% (số liệu cập nhật trong báo cáo thường niên 2020). Thời gian gần đây Tự doanh của các CTCK trên thị trường liên tục có động thái mua vào cổ phiếu QNS với tỉ trọng cao
IV. MARGIN OF SAFETY – NÊN ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG DOANH NGHIỆP CÓ BIÊN AN TOÀN
Risk:
- Điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ khiến sản lượng mía thu hoạch thấp và giá đường trong nước có thể giảm nếu tình trạng trốn thuế và buôn lậu không được kiểm soát hiệu quả. Đường nhập khẩu vẫn đang tìm cách trốn thuế khi nhập khẩu qua nước thứ 3 trước khi vào Việt Nam
- Rủi ro từ Đại dịch covid có thể khiến doanh thu của mảng sữa đậu nành giảm nếu xuất hiện những biến chủng mới, dịch tiếp tục bùng phát và nguy cơ giãn cách xã hội quay trở lại
- Pha loãng cổ phiếu. Lịch sử từ năm 2017-2019 mỗi năm QNS đều chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 20% bên cạnh khoản chia tiền mặt đều đặn. Tuy nhiên từ 2020 đến nay công ty chưa có kế hoạch chia CP
Lượng tiền mặt để ngân hàng hơn 3,800 tỷ đồng. Kế hoạch 2021 của công ty đề ra tăng nhẹ so với năm 2020 vì dự báo tình hình dịch bệnh không khả quan, tuy nhiên kết quả thực tế thì cho thấy QNS đang tăng trưởng tốt trong giai đoạn dịch vừa qua. Doanh thu ước tính cho cả năm 2021 là 6,607 tỷ (+17% svck) và LNST đạt 1,275 tỷ (+21% svck) dựa trên mức tăng trưởng của mảng đường nhờ vào chu kỳ tăng giá của đường trong nước và dòng sản phẩm sữa đậu nành sẽ tăng trưởng doanh số tốt hơn khi Dịch bệnh được kiểm soát.
Tỷ lệ Nợ/VCSH thấp ở mức 0.41 so với trung bình ngành ở mức 1.21. Nợ vay của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn nhằm phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động (nhập nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài)
Q3/2021 QNS có tổng tài sản tăng 2.1% lên 9,496 tỷ đồng. Mức tăng tổng tài sản chủ yếu đến từ tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi kỳ hạn ngắn).
KHUYẾN NGHỊ MUA TÍCH LŨY QNS với vùng mua từ 51,000 – 54,000 đ/cp, cho định giá hợp lý khoảng 72,000 đ/cp theo phương pháp dòng tiền. Upside 42%
Qns còn xuống 1 đoạn nữa mới ổn định lại.