I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI
TTCK Việt Nam
Tích lũy lại sau hoạt động bán mạnh đóng vị thế HĐTL của khối tự doanh vào ngày đáo hạn
- VN-Index điều chỉnh nhẹ – 0.25% sau 2 tuần tăng điểm. Diễn biến này cũng phù hợp với diễn biến của các thị trường khu vực. Trong phiên 27/10, thị trường có phiên giảm xuống dưới vùng tích lũy 1390 điểm từ hoạt động bán ròng 584 tỷ của khối tự doanh trong phiên đáo hạn HĐTL trước khi hồi phục nhẹ vào cuối tuần. Vận động ngành tiếp tục luân chuyển và phân hóa mạnh với sự sụt giảm của ngành Ngân hàng, công nghệ thông tin và tăng giá của ngành Tài nguyên cơ bản, Bảo hiểm, Dịch vụ tài chính.
- Số ngành tăng điểm chỉ còn 11/19 ngành, giảm so với mức tăng 16/19 ngành tuần trước và có 218 cổ phiếu tăng so với 166 cổ phiếu giảm. VN-Index có thể quay lại vùng tích lũy 1,390 – 1,400 điểm trong tuần tới và chờ thông tin hỗ trợ để tạo động lực tăng trưởng giá.
- Tính đến 22/10, 246 công ty niêm yết trên 2 sàn (tỷ lệ 32%) công bố KQKD quý III với LNST tăng 32% so với cùng kỳ. Kết quả này đảo chiều so với tuần trước nhờ đóng góp của các cổ phiếu Ngân hàng và tài chính. Nhóm này chiếm cả 5 vị trí dẫn đầu có LNST tuyệt đối tăng trưởng so cùng kỳ gồm TCB (+1,239 tỷ), SSB (+405 tỷ), OCB (+468 tỷ), SSI (323 tỷ) và TPB (+318 tỷ). Dù vậy phân hóa vẫn ra mạnh mẽ khi có 53% cổ phiếu tăng trưởng âm so cùng kỳ và 17.4% cổ phiếu thua lỗ.
- Hoạt động công bố thông tin dự kiến tập trung vào tuần tới với tỷ lệ 70-80% số công ty niêm yết và càng khiến cho thị trường còn phân hóa mạnh hơn nữa
Trong tuần vừa qua, nhà đầu tư cá nhân quay trở lại với vai trò dẫn dắt thị trường khi mua ròng mạnh trong khi tổ chức trong nước và khối ngoại đều bán ròng mạnh.
- Theo dữ liệu của FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước ở tuần từ 18-22/10 mua ròng trở lại đến hơn 5.100 tỷ đồng tại sàn HoSE. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì giá trị mua ròng được nâng lên 5.174 tỷ đồng.
- Trái ngược hoàn toàn với nhà đầu tư cá nhân trong nước, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng trở lại 785 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 862 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.
- Đối với khối tự doanh, dòng vốn này chấm dứt chuỗi mua ròng 7 tuần liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 880 tỷ đồng. Nếu tính theo phương thức khớp lệnh giá trị bán ròng là 669 tỷ đồng.
- Đáng chú ý, khối ngoại ngoại đẩy mạnh bán ròng 3.437 tỷ đồng (gấp 5 lần so với giá trị bán ròng của tuần trước) ở sàn HoSE. Như vậy, khối ngoại sàn này đã có tuần bán ròng thứ 11 liên tiếp với tổng giá trị lên đến 24.126 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
S&P 500 có chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp tiến lên mức kỷ lục mới
- Mùa công bố KQKD quý III tích cực tiếp tục đẩy các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng điểm, qua đó xóa mờ đi nỗi lo ngại về FED kết thúc chương trình mua trái phiếu và lạm phát duy trì mức cao. Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 6 nghìn đơn xuống còn 290 nghìn, thấp hơn mức dự báo 300 nghìn đơn cũng giúp cho thị trường lạc quan về triển vọng hồi phục kinh tế. Các chỉ CK Hoa Kỳ tăng bình quân trên 2% trong 5 ngày gần nhất và vượt trội so với mức biến động tăng giảm biên độ hẹp của CK Châu Âu và Châu Á.
- Trong tuần tới Ngân hàng TW Châu Âu (ECB), Nhật Bản (BOJ), Anh (BOE), Canada (BOC) sẽ công bố chính sách tiền tệ sau đó sau đó FED sẽ họp vào 2-3/11. Nhiều khả năng sẽ có những thay đổi trong chính sách tiền tệ, theo hướng thu hẹp các biện pháp kích thích trước nguy cơ lạm phát tăng mạnh. Đây là thông tin lưu ý khi mùa công bố KQKD cũng đã đi được 2/3 chặng đường.
- GDP quý III của Trung Quốc chỉ tăng 4.9%, thấp hơn so với số dự báo 5.2% của Reuters, do hoạt động công nghiệp tăng trưởng yếu. Sản lượng công nghiệp chỉ tăng 3.1% so với mức dự báo 4.5%. Các nhà máy Trung Quốc cũng cắt giảm sản xuất do thiếu điện kéo theo chỉ số PMI giảm dưới ngưỡng 50 điểm.
- Việc dòng tiền bị siết, tăng trưởng đầu tư bất động sản theo khảo sát Bloomberg giảm từ mức tăng 10.9% xuống còn 9.5%. Ngành bất động sản và các lĩnh vực liên quan đang chiếm 1/4 GDP Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm từ các yếu tố nội tại cũng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng hồi phục của các khu vực Đông Nam Á những tháng cuối năm.
II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Như vậy hạn mức bảo hiểm tiền gửi đã tăng thêm 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.
- Từ nay đến hết tháng 11, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế như hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và người dân có nhu cầu. Bên cạnh đó, giãn cách ghế trên chuyến bay đã được dỡ bỏ, tần suất khai thác các chuyến bay đang dần được tăng lên.
- Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 9 tháng năm 2021, bất chấp những khó khăn do giãn cách xã hội, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021. Dự báo cuối năm, với nhu cầu tiêu thụ tăng lên, xuất khẩu thép dự báo sẽ tăng trưởng tốt.
- VNDiamond thêm mới KDH, loại LPB và TCM trong kỳ cơ cấu tháng 10. Số lượng cổ phiếu trong rổ VNDiamond giảm xuống 17 mã.
- Cục Hàng không đề nghị cho các hãng hàng không tổ chức khai thác bình thường từ tháng 12/2021 nếu tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương được kiểm soát tốt.
- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 18/10 phê duyệt Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA). Cụ thể, trong Hiệp định này, các bên cam kết mở cửa tất cả các ngành dịch vụ, ngoại trừ các ngành/phân ngành được liệt kê trong Danh sách các biện pháp không tương thích.
Thế giới
- WHO cảnh báo đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài sang năm 2022 do các nước nghèo không được cung cấp đủ vaccine.
- Bộ Lao động Mỹ cho biết số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong đại dịch là 290,000 người trong tuần trước, thấp hơn dự báo 300,000 đến từ các chuyên gia.
- Báo cáo ngày 19/10 của cơ quan thống kê Eurostat cho thấy, tỷ lệ lạm phát trong khu vực EU trong tháng 9 ở mức 3,6%, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tháng 8.
- Các chuyên gia cho biết, các nhà lọc dầu đang tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tăng đồng bộ trên khắp châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng việc bảo trì nhà máy và giá khí đốt tự nhiên cao khả năng sẽ hạn chế nguồn cung trong quý IV.
- Theo dữ liệu công bố vào ngày thứ Hai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 9 khi hạn chế về nguồn cung tiếp tục cản trở hoạt động sản xuất. Sản lượng giảm gần 1.28% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 02/2021.
- Ngày 18/10, Tổng Cục Thống kê Trung Quốc cho biết GDP tăng trưởng 4.9% trong quý 3 so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn so với kỳ vọng tăng trưởng 5.2%.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Quốc hội kỳ 2 khóa XV, đợt 1 họp trực tuyến truyền hình từ 20/10/ – 30/10, các nội dung liên quan đến kế hoạch kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách 2021 và 2022 và gói hỗ trợ sẽ được bàn bạc tại thời điểm này.
- VN-Index giao dịch giằng co dưới 1,400 điểm với diễn biến phân hóa và vận động tích cực của nhiều lớp cổ phiếu.
- 26/10, Chỉ số niềm tin tiêu dùng, chỉ số sản xuất Hoa Kỳ.
- 27/10, CPI Australia; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ NHTW Canada; Đơn hàng lâu hàng và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 28/10, Báo cáo triển vọng kinh tế BOJ; Lãi suất và biên bản chính sách tiền BOE; GDP quý III lần đầu và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.
- 29/10, GDP công bố lần đầu EU.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

