I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI
TTCK Việt Nam
Xu hướng phân hóa dòng tiền kéo dài, VN-Index quay trở lại ngơỡng hỗ trợ 1330 điểm.
Thị trường duy trì xu hướng vận động trong vùng 1330-1350 điểm trong tuần qua.
Dòng tiền đầu tư tiếp tục thu hẹp vào 1 số ngành nhất định, khi chỉ có 6 trên 19 ngành tăng điểm, với 127 cổ phiếu tăng, và 260 cổ phiếu giảm. Các nhóm đóng góp chính cho thị trường là nhóm Tiện ích, Dầu khí, và Tài nguyên cơ bản.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước, khi xu hướng giằng co tiếp tục. Trong khi đó, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trên thị trường. Giai đoạn phân hóa kéo dài cùng với các chỉ báo vĩ mô tiêu cực đã khiến các nhà đầu tư chốt lãi ngắn hạn trong tuần này. Tuần tới, thị trường sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1320-1330 điểm.
Kết quả tăng trưởng kinh tế quý III.2021 đạt mức âm 6.17%, mức giảm sâu nhất trong lịch sử. TÌnh trạng giãn cách kéo dài trong cả quý ba, đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh, và khiến cấu phần tiêu dùng bán lẻ suy giảm âm 7.1% trong chín tháng đầu 2021.
Tuy tình hình kinh tế vĩ mô quý III khá tiêu cực, nhưng với việc số ca nhiễm giảm mạnh, số người tiêm phòng vắc-xin gia tăng nhanh chóng, và các chính sách hỗ trợ, sẽ giúp nền kinh tế hồi phục trở lại trong quý bốn, khi chính phủ dần xóa bỏ các chỉ định giãn cách xã hội
Dấu ấn của nhà đầu tư các nhân trong nước đã giảm đáng kể ở tuần từ 27/9 – 1/10, trong khi đó, tổ chức trong nước quay trở lại mua ròng và là nhân tố chính cân lại lượng bán ròng mạnh của khối ngoại.
Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp trên HoSE, nhưng giá trị giảm 94% so với tuần trước đó và đạt gần 121 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì cá nhân trong nước đã bán ròng trở lại 221 tỷ đồng.
Trong khi đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng gần 834 tỷ đồng. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng hơn 1.017 tỷ đồng
Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) có tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp, nhưng giá trị cũng chỉ ở mức khiêm tốn là gần 59 tỷ đồng, giảm 32% so với tuần trước. Trong đó, dòng vốn này mua ròng 187 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.
Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm tiêu cực của thị trường chứng khoán trong tuần vừa qua. Riêng sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp với giá trị tăng 22% so với tuần trước đó và ở mức 1.012 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 24 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 8 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 18.980 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
Lợi suất tín phiếu chính phủ tăng cao, TTCK Mỹ điều chỉnh sau bảy tháng tăng liên tiếp
Thị trường chứng khoán phương tây điều chỉnh giảm trong tuần (S&P 500 -2.21%, DAX -2.42%, CAC -1.82%). Vận động tiêu cực song hành với sự gia tăng mạnh của lợi suất tín phiếu chính phủ mười năm của Mỹ, có lúc vượt 1.55%, bối cảnh nỗi lo về lạm phát tiếp tục hiện hữu.
Điều trần trước quốc hội Mỹ, chủ tịch FED Jerome Powell nhận định lạm phát hiện đang duy trì tại mức cáo và có thể tiếp tục duy trì tại mức này thêm một thời gian nữa, bối cảnh tiêu dùng tiếp tục hồi phục, song hành cùng gián đoạn chuỗi cung ứng tại một vài ngành nghề. Chỉ báo vĩ mô được ban hành tại ngày giao dịch cuối tuần cũng phản ánh phần nào quan điểm này.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4.3% YoY trong tháng 8, sau khi tăng 4.2% YoY trong tháng 7. PCE cơ bản tăng 3.6% YoY trong tháng 8, tương đương tháng 7. Bình quân hai năm 2019-2021, PCE cơ bản tăng 2.59% trong tháng 8, tăng nhẹ so với mức 2.48% trong tháng 7.
Lạm phát tại Châu Âu cũng có mức tăng 3.4% YoY trong tháng 9. Cùng với đó, nỗi lo tời từ việc Hạ viện Mỹ liên tiếp không thể thông qua dư luật cung cấp vốn tạm thời cho hoạt động của chính phủ nước này trong những ngày đầu tuần cũng tác động tiêu cực tâm lý đầu tư. Dự luật được thông qua trong ngày cuối quý, cùng động thái họp bàn cùng quốc hội của Tổng thống Joe Biden khả năng tiếp lửa cho việc ban hành gói đầu tư hạ tầng giai đoạn tiếp theo. Đây có thể là yếu tố tích cực tại dài hạn, bên cạnh điều kiện tích cực của vĩ mô.
PMI sản xuất của Hoa Kỳ đạt 61.1 điểm trong tháng 9. Thu nhập cá nhân tăng 0.2% YoY trong tháng 8. Tiêu dùng cá nhân tăng 7.0% YoY trong tháng 8. TTCK Trung Quốc tích lũy tại thời điểm trước kỳ nghỉ lễ (CSI 300 +0.35%).
Diễn biến giằng co trong tuần phần lớn bởi diễn biến của cuộc khủng hoảng năng lượng, trong nước này. Chỉ báo vĩ mô ban hành trong tuần cũng cho thấy tín hiệu trái chiều. PMI phi sản xuất đạt 53.2 điểm, trái lại, PMI sản xuất đạt 49.6 điểm trong tháng 9
II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Đại diện NHNN cho biết các ngân hàng đang lên kế hoạch để cho vay ra thị trường với gói cấp bù lãi suất 3,000 tỷ đồng, tương đương quy mô cho vay hơn 100,000 tỷ đồng. Lãi suất dự kiến trong khoảng từ 3 – 4%/năm.
- Theo Tổng cục Thống kê, tính tới thời điểm 20/9/2021, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 4.95% so với cuối năm 2020 (cùng thời điểm năm 2020 tăng 7.58%). Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế ước tăng 7.17% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4.99%). Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán 9 tháng năm nay ước tính đạt 292.1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính tới thời điểm 15/9/2021, tổng thu ngân sách nhà nước ước tính đạt 1,034.2 nghìn tỷ đồng, bằng 77% dự toán năm. Tổng chi ngân sách nhà nước ước tính đạt 975.6 nghìn tỷ đồng, bằng 57.8% dự toán năm. Tới hết tháng 9, Bộ GTVT ước tính giải ngân được hơn 26.7 nghìn tỷ đồng, trong tổng số gần 43.4 nghìn tỷ đồng đầu tư công được giao cho năm nay (đạt gần 62% kế hoạch cả năm). GDP giảm -6.17% YoY trong quý III, sau khi tăng 6.57% YoY trong quý II. Chín tháng đầu 2021, GDP tăng 1.42% YoY. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 2.06% YoY trong tháng 9, sau khi tăng 2.82% YoY trong tháng 8. Lạm phát cơ bản tăng 0.74% YoY trong tháng 9, sau khi tăng 0.98% YoY trong tháng 8. Sản lượng công nghiệp giảm -5.5% YoY trong tháng 9, sau khi giảm -7.8% YoY trong tháng 8. Chín tháng đầu 2021, sản lượng công nghiệp tăng 4.1% YoY. Bán lẻ hàng hóa giảm -28.4% YoY trong tháng 9, sau khi giảm -33.7% YoY trong tháng 8. Chín tháng đầu 2021, bán lẻ hàng hóa giảm 7.1% YoY.
- Theo đại diện NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức 7.1% – 7.7%, xấp xỉ 8%. Hiện tại có 3.5-4 triệu tỷ đồng dư nợ đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh trong tổng số 9.8 triệu tỷ đồng dư nợ của toàn nền kinh tế.
- Theo Bộ Tài chính, tình hình thực hiện giải ngân 8 tháng đầu năm đạt 183,320 tỷ đồng, đạt 39.74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng). Dự kiến giải ngân đến 30/9/2021 là 218,550 tỷ đồng, đạt 47.38% kế hoạch. 4/50 bộ và 11/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên 60%. 36/50 bộ và 20/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 40%.
- Theo Chỉ thị 18 của UBND TP. HCM, nhiều hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ được cho phép hoạt động từ ngày 1/10.
- PMI sản xuất đạt 40.2 điểm trong tháng 9, tương đương tháng 8.
Thế giới
- Điều trần trước quốc hội Mỹ, chủ tịch FED Jerome Powell nhận định lạm phát hiện đang duy trì tại mức cáo và có thể tiếp tục duy trì tại mức này thêm một thời gian nữa, bối cảnh tiêu dùng tiếp tục hồi phục, song hành cùng gián đoạn chuỗi cung ứng tại một vài ngành nghề. GDP tích cực nửa đầu năm và khả năng giữ vững tốc độ tăng nửa cuối năm. Tại Hoa Kỳ, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4.3% YoY trong tháng 8, sau khi tăng 4.2% YoY trong tháng 7. PCE cơ bản tăng 3.6% YoY trong tháng 8, tương đương tháng 7. Thu nhập cá nhân tăng 0.2% YoY trong tháng 8, sau khi giảm -3.2% YoY trong tháng 7. Tiêu dùng cá nhân tăng 7.0% YoY trong tháng 8, sau khi tăng 7.3% YoY trong tháng 7. Lãnh đạo các ngân hàng trung ương chủ chốt đánh giá việc gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn tới hụt cung khả năng tiếp tục duy trì lạm phát tại mức cao, có thể kéo dài sang 2022.
- Tám tháng đầu 2021, lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tăng 49.5% YoY lên 5,600 tỷ CNY, sau khi tăng 57.3% YoY trong bảy tháng đầu 2021. Trong tháng tám, lợi nhuận công nghiệp tăng 10.1% YoY lên 680.3 tỷ CNY, sau khi tăng 16.4% YoY trong tháng bảy. Theo Tổng cụ Thống kê Trung Quốc, PMI sản xuất đạt 49.6 điểm trong tháng 9, sau khi đạt 50.1 điểm trong tháng 8. PMI phi sản xuất đạt 53.2 điểm trong tháng 9, sau khi đạt 47.5 điểm trong tháng 8. Theo IHS, PMI sản xuất đạt 50.0 điểm trong tháng 9, sau khi đạt 49.2 điểm trong tháng 8.
- Tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu đạt 7.5% trong tháng 8, sau khi đạt 7.6% trong tháng 7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3.4% YoY trong tháng 9, sau khi tăng 3.0% YoY trong tháng 8. Lạm phát cơ bản tăng 1.9% YoY trong tháng 9, sau khi tăng 1.6% YoY trong tháng 8.
- Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật cung cấp vốn tạm thời cho hoạt động của Chính phủ nước này tới 3/12. Gói an sinh xã hội 3,500 tỷ USD có thể được cắt giảm về 2,000 tỷ USD như một điều kiện cần thiết để thông qua gói đầu tư hạ tầng, theo một số nhà lập pháp tham gia cuộc họp với tổng thống Joe Biden.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19.
VNIndex trong tuần tiếp theo dự kiến kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1320-1330 điểm
- Ngày 4/10, OPEC+ họp bàn chính sách nguồn cung dầu bối cảnh thế giới đối mặt khủng hoảng cung năng lượng, Bộ trưởng Tài chính các nước Châu Âu nhóm họp.
- Ngày 5/10, Bộ trưởng Thương mại các nước G-20 nhóm họp, Nhật Bản công bố chỉ số giá tiêu dùng, Châu Âu công bố chỉ số giá sản xuất, Mỹ, Châu Âu công bố PMI phi sản xuất.
- Ngày 6/10, Châu Âu công bố bán lẻ hàng hóa.
- Ngày 7/10, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát biểu tại hội thảo điều hành công nghệ của BIS, Trung Quốc công bố dự trữ ngoại hối, Đức công bố sản lượng công nghiệp.
- Ngày 8/10, TTCK Trung Quốc mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ từ ngày 1-7/10, Đức công bố xuất nhập khẩu, Trung Quốc công bố PMI phi sản xuất.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

