NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý
- Cơn bão đại dịch tại Việt Nam, đặc biệt là TPHCM. Số liệu về các ca mắc mới tăng mạnh từ tháng 6 và bắt buộc TP phải áp dụng lệnh giãn cách xã hội nhanh chóng. Tuy vậy, số lượng ca nhiễm vẫn tăng lên đáng kể và đã lan rộng ra những tỉnh thành còn lại. Chỉ thị 16 đã được áp dụng gần như ở các tỉnh thành có dịch tại Việt Nam trong suốt hơn 2 tháng nay.
- Thị trường chứng khoán đã có rủi ro trong tháng 7, Chỉ số VNINDEX giảm 12% so với đỉnh. Những NĐT từng tin rằng Việt Nam có thể kiểm soát đại dịch như thời gian trước thì ngày càng cân nhắc việc bán cổ phiếu đi
- Chỉ số có đợt phục hồi (từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8) khi các NĐT đã dần bình tĩnh hơn và đã quen với tình thế hiện tại. Việc đầu cơ giá tăng đã xảy ra trong một số lĩnh vực (Môi giới, logistic, xuất khẩu, v.v) Hầu hết các NĐT đều tin rằng thị trường có thể quay lại mốc 1400 điểm
- Nhưng các ca mắc Covid-19 vẫn tiếp tục gia tăng và việc phong tỏa tiếp tục bị kéo dài đã gây ra lo lắng về kinh tế vĩ mô và thu nhập. Các NĐT tiếp tục giảm vị thế nắm giữ cổ phiếu vào cuối tháng 8. Các ngành tăng mạnh trước đây bị bán mạnh (Ngân hàng, chứng khoán, vậy liệu, dầu khí).
- Trong khi các NĐT nhỏ lẻ chuyển sang các ngành khác dễ chơi hơn và đang tạo được sự thu hút. Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã tăng tốt. Các NĐT nhỏ lẻ chỉ cần săn lùng bất kỳ thông tin tốt nào để có thể đẩy giá cổ phiếu. Chúng tôi đã thấy sự dịch chuyển dòng tiền từ nhóm CP ngân hàng sang các ngành khác.
- Hầu hết nhóm CP vốn hóa lớn đều chịu áp lực điều chỉnh trong giai đoạn này, ngoại trừ MSN
- NĐT nước ngoài duy trì bán ròng với số tiền 269 triệu USD trong tháng 8. Fubon ETF đã chứng kiến việc NĐT rút chứng chỉ quỹ đầu tiên kể từ lúc thành lập hồi tháng 4/2021
Quan điểm trong tháng 9
- Chúng tôi giữ quan điểm thận trọng trong giai đoạn này vì có nhiều điều không chắc chắn về diễn biến tiếp theo của đại dịch. Virus đã lây lan sâu trong cộng động tại TPHCM và các tỉnh phía Nam và rất khó để có thể kiểm soát nó chỉ trong thời gian ngắn. Chúng tôi đưa ra 2 kịch bản chính:
- TH Bình thường: TPHCM và các tỉnh khác đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội từ cuối tháng 9. Virus sẽ được coi như một bệnh cúp thông thường. Điều nay đòi hỏi (1) Tiêm chủng đạt 70% dân số, và (2) năng lực của bệnh viện đủ tiếp nhận số lượng bệnh nhân nhiều hơn. Cả 2 điều trên sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí trong trường hợp này, việc hạn chế di chuyển và hoạt động kinh doanh giữa TPHCM và các tỉnh sẽ chỉ duy trì trong khu vực này cho đế khi cả nước được tiêm phòng tốt.
- TH xấu: Có thêm những biến thể virus khác có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Số ca nhiễm có thể tăng lên buộc các tỉnh thành phải kéo dài lệnh phong tỏa (hoặc các loại hạn chế khác) trong một thời gian dài. Điều này sẽ gây thiêt hại nặng nề về triển vọng kinh tế và thu nhập.
- Ngay cả khi chúng ta trở lại với trạng thái bình thường, chúng ta nghĩ rằng thị trường sẽ không bị đánh giá (hoặc mới chỉ bị đánh giá lại) những thiệt hại mà đại dịch đã ảnh hưởng đến nền kinh tế. Kết quả Quý 3 và nửa sau 2021 sẽ tồi tệ. Các CTCK sẽ điều chỉnh dự báo cho năm tài chính 2021 và cả 2022.
- Đây không phải là quyết định ngắn hạn. Nhiều người dân và doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thứ khủng khiếp. Sẽ rất khó khăn nếu lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tiếp tục kéo dài. Đại dịch không thể biến mất sớm, biện pháp cách ly xã hội có thể được nới lỏng nhưng dịch thì vẫn còn đó. Và sự phục hồi mới có thể xuất hiện từ từ sau đó.
- Chúng tôi nghĩ rằng thị trường sẽ bị định giá lại trong dự báo thu nhập không tốt thời gian tới và chờ xem lệnh giãn cách có hiệu quả hay không. Trong trường hợp lệnh giản cách hiệu quả (Số ca nhiễm mới giảm đáng kể) và TPHCM bắt đầu mở cửa, NĐT có thể vui mừng và mong đợi sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Nhưng thật khó để dự báo, còn quá sớm để nói về hậu Covid ở thời điểm hiện tại.
NĐT nhỏ lẻ vẫn hoạt động tích cực. Thời điểm này thuận lợi cho các CP vốn hóa và và nhỏ có đất diễn
Làn sóng dịch Covid thứ 4 xấu hơn dự báo
- Làn sóng dịch thứ 4 đã ghi nhân hơn 406,233 ca mắc. Chủ yếu ở TPHCM và các tỉnh phía Nam
- 23 tỉnh thành đã áp dụng chỉ thị 16. Số ca nhiễm khả năng sẽ tiếp tục tăng cao khi tiến hành xét nghiệm diện rộng (tỷ lệ 3.5% dương tính). Dịch đã lan rộng trong cộng đồng
- Lệnh giãn cách tiếp tục kéo dài đến 15/9. Đã hơn 10 tuần ở TPHCM
- 18.8 triệu dân đã được tiêm vắc xin, trong đó 2.2 triệu dân đã được tiêm đủ 2 mũi. Tính riêng TPHCM: 70% dân trên 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi, trong số đó có 3.3% đã được tiêm đủ 2 mũi.
- Việt Nam sẽ nhận 100-120 triệu liều vắc xin trong năm 2021. 30 triệu liều Pfizer sẽ nhanh về.
- Vắc xin Việt Nam Nanocovax đã được phê duyệt trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Nếu thành công sẽ có 100 triệu liều được sản xuất mỗi năm.
NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN VĨ MÔ LÀ HIỆN HỮU
- Số liệu vĩ mô đã xấu đi nhanh chóng khi lệnh giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài
- Chỉ số PMI giảm xuống 45.1 trong tháng 7 do (1) sản lượng giảm nhanh chóng; (2) nhu cầu vận chuyển tăng mạnh; (3) lạm phát chi phí đầu vào tăng mạnh nhất trong thập kỷ
- Thâm hụt thương mại tăng nhanh lên -3.7 tỷ USD tính từ đầu năm (và tăng +13.69 tỷ USD so với năm ngoái). Đáng chú ý, Tháng 8 đã chứng kiến xuất khẩu giảm 6% so với cùng kỳ do Covid-19 làm giảm các hoạt động sản xuất, trong khi nhập khẩu cũng giảm 5.5% do nhu cầu sản xuất giảm.
- FDI giải ngân trong tháng 8 cũng giảm 12.2% so với cùng kỳ. Vốn đăng ký tính từ đầu năm đã giảm 2.1% và thực tế giải ngân tăng 2%
- Doanh số bán lẻ giảm 33.7% trong tháng 8. Đã có 4 tháng giảm liên tiếp
- Sản xuất công nghiệp giảm 7.4% trong tháng 8.
- CPI tháng 8 tăng 0.25% so với tháng trước (tăng 2.82% so với cùng kỳ)
- GDP có thể tăng trưởng âm trong quý này. Dự báo của chúng tôi cho cả năm sẽ giảm xuống 4.2%-4.6%. Các dự báo của các tổ chức khác thậm chí chỉ còn ~ 3.5%
- Rủi ro bị hạ xếp hạng tín dụng (từ tích cực chuyển xuống trung lập/ổn định)
RẤT KHÓ ĐỂ ĐỊNH GIÁ CHO ĐẾN KHI DỊCH CÓ THỂ ĐƯỢC KIỂM SOÁT

- PE trailing của VNINDEX đếnc uối tháng 8 là 15.84 . Dự báo cho năm 2021 và 2022 lần lượt là 15.02 và 13.5
- Hiện tại khó để ước tính lợi nhuận cho nửa cuối năm 2021 và cả năm 2022, tất cả dự báo trước đó thì hiện tại đều phải điều chỉnh
- Chúng tôi ước tính tăng trưởng 10% cho nửa cuối 2021 và 12% cho năm 2022
- Chúng tôi hạ mục tiêu cho PE của VNINDEX trong năm 2021 xuống 16 lần dựa vào các yếu tố đại dịch.
NĐT CÁ NHÂN SẼ CHIẾM PHẦN LỚN THANH KHOẢN
- Thanh khoản đạt kỷ lục mới trong tháng 8 với múc một ngày đạt 2 tỷ USD, phần lớn là nhờ sự tham gia thị trường ngày càng nhiều của NĐT cá nhân
- Hầu hết các CTCK đều đã áp dụng công nghệ eKYC, giúp các NĐT cá nhân dễ dàng mở tài khoản hơn.
- Sự quan tâm đối với thị trường chứng khoán tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch. Số lượng tài khoản mở mới tăng nhiều trong vài tháng qua.
- Chúng tôi thấy sự dịch chuyển dòng tiền của NĐT nhỏ lẻ từ các lĩnh vực đã tăng tốt (ngân hàng, chứng khoán, nguyên vật liệu) sang các nhóm ngành khác (logistic, đường, xuất khẩu v.v)
Số lượng Tài khoản mở mới hằng tháng

TRIỂN VỌNG NGÀNH TRONG VÀ SAU DỊCH COVID-19
NGÀNH | TRONG KHI GIÃN CÁCH | SAU GIÃN CÁCH |
---|---|---|
Ngân hàng | Tiêu cực, Nợ xấu tăng cao, NIM giảm | Tích cực, nhu cầu tín dụng có thể cải thiện |
Chứng khoán | Tích cực, dòng tiền vào thị trường vẫn tốt | Khá tích cực, dòng tiền có thể rút bớt ra |
Bất động sản | Tiêu cực, không có phát sinh giao dịch thành công | Tích cực, nhu cầu về nhà ở sẽ tăng trở lại |
Xây dựng | Tiêu cực, hầu như công có công trình hoạt động | Tích cực, các dự án BĐS sẽ quay trở lại |
Hàng tiêu dùng thiết yếu | Trung lập, nhu cầu tăng do giãn cách, nhưng chỉ một số mặt hàng bán chạy trong thời gian giãn cách | Tích cực, nhu cầu sẽ tăng trở lại nhanh chóng |
Nguyên vật liệu | Tiêu cực, doanh số bán hàng sẽ bị ảnh hưởng. Giá cả hàng hóa bị điều chỉnh | Tích cực, chính phủ sẽ đẩy mạnh đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh tế |
Sản xuất | Tiêu cực, hoạt động bị ảnh hưởng | Tích cực, nhu cầu sẽ được lấp đầy nhanh chóng |
Năng lượng | Trung lập, giảm nhẹ nhu cầu năng lượng | Trung lập, nhu cầu phục hồi dần |
Công nghệ | Tích cực, chuyển đổi số và nhu cầu CNTT tăng tốt | Tích cực, xu hướng vẫn sẽ tiếp tục trong dài hạn |
Dầu khí | Tiêu cực, giá dầu giảm vì sự phục hồi kinh tế ảnh hưởng | Tích cực, giá dầu sẽ phục hồi khi thế giới kiềm chế được virus |
Chăm sóc sức khỏe | Tích cực, nhu cầu về thuốc và cơ sở y tế tăng | Hơi tích cực, nhu cầu đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ duy trì cao trong một thời gian dài |
Cảng và logistic | Tích cực, vấn đề nút thắt cổ chai, tăng giá dịch vụ | Tích cực, dòng chảy sẽ mạnh ít nhất 1 năm |
Hàng không | Tiêu cực, số chuyến bay giảm 90% | Tích cực, phục hồi sẽ rất mạnh sau khi hết giãn cách |
Bán lẻ | Tích cực với nhóm hàng thiết yếu, tiêu cực với nhóm còn lại | Tích cực, nhu cầu sẽ hồi phục nhanh chóng |
Bảo hiểm | Trung lập trong ngắn hạn, nhu cầu sẽ giảm, số lượng bồi thường sẽ giảm | Tích cực, nhu cầu về bảo hiểm sẽ tăng lên một khi nền kinh tế hoạt động trở lại |
Xuất khẩu | Hơi tiêu cực, đơn đặt hàng giảm, công suất thấp do thiếu hụt lao động và chi phí vận chuyển | Tích cực, nhu cầu sẽ tăng trở lại nhanh chóng |
CỔ PHẾU ĐÁNG CHÚ Ý – NHÓM VỐN HÓA LỚN
- VIC: Sự thất vọng về Vinfast có thể kéo dài. Nhưng chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ có sự phát triển trong ngành nghề kinh doanh cốt lõi và huy động vốn. Việc IPO có thể trì hoãn do đại dịch.
- VHM: 3 Siêu dự án mới ở lân cận Hà Nội sẽ nhiều hứa hẹn. Giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng nhiều trong ngắn hạn bởi lực bán quá lớn từ VIC và KKR (132 triệu cp). Nhưng định giá hấp dẫn cho xu hướng dài hạn.
- MSN/MCH/MML: Việc kéo dài giãn cách là một cơ hội tốt đến MSN mở rộng định vị trong ngành Bán lẻ, Hàng tiêu dùng và cung cấp Thịt tươi. Mặc dù vậy việc định giá sẽ phức tạp.
- STB: Việc bán cổ phần của VAMC sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong tương lai. Thật khó để định giá lúc này. Nhưng giá cp có thể chạy bất cứ khi nào khi thương vụ này có tiến triển
- TCB: Chúng tôi thích triển vọng của TCB sau khi hết giãn cách. Giá CP có thể gặp áp lực bán trong ngắn hạn
- VGT: Chúng tôi tin rằng công ty sẽ tăng trưởng tốt sau khi hết giãn cách. Lượng đơn đặt hàng sẽ tăng đột biến
- ACV/VJC/HVN: Đối mặt với khó khăn trước mắt. Nhưng sẽ thay đổi đáng kể sau đại dịch. Có thể còn quá sớm để đặt cửa cho ngành này hiện tại nhưng vẫn giữ trong danh sách theo dõi
CỔ PHẾU ĐÁNG CHÚ Ý – NHÓM VỐN HÓA VỪA VÀ NHỎ
SBT, QNS, LSS: giá đường đang tăng đáng kể do nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn do thời tiết bất lợi trong khi ngành này được bảo hộ trong nước bằng thuế chống bán phá giá
PAN: tiếp tục niêm yết trên HOSE. Các công ty dưới sự bảo trợ của PAN đang hoạt động tốt trong giai đoạn này (hầu hết là các nhà sản xuất hàng tiêu dùng hoặc thực phẩm). Có thể phát hành với giá tốt.
TNH: một trong số ít bệnh viện niêm yết tại Việt Nam và các khu vực lân cận, hoạt động có lãi tốt và giao dịch P/E dự phóng ở mức chiết khấu 42% so với các công ty cùng ngành trong khu vực.
BMI: Kế hoạch thoái vốn của SCIC trong năm nay với giá ưu đãi sẽ là chất xúc tác chính. Công ty được cho là đang tìm cách nới room để chuẩn bị cho việc thoái vốn
KBC: Việc tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ có thể được thông qua trong thời gian ngắn. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy được sự phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực kinh doanh chính và trong dự án Tràng Cát.
BCE: Quỹ đất của BCE lớn so với quy mô của công ty
PET: hoạt động kinh doanh cốt lõi (phân phối ICT) hoạt động tốt trong thời gian đại dịch. Dự án bất động sản có thể phát triển trong vài tháng tới
VSC / DVP / TCL: Có vẻ như thiếu hụt container trong lĩnh vực cảng / logistic sẽ không sớm được cải thiện. Cả VSC và DVP đều có vẻ rẻ hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành.
VTP: Mua sắm trực tuyến hoạt động tốt sau khi các chính sách giãn cách nghiêm ngặt được nới lỏng từ tháng 9
CMG: nhu cầu về dịch vụ CNTT sẽ có lợi cho CMG. Đặc biệt trong lĩnh vực điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu và dịch vụ internet.