I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI
TTCK Việt Nam
ETF VNM và ETF FTSE công bố danh mục, VN-Index kiểm tra ngưỡng 1350 điểm
VN-Index đang vận động tích lũy quanh ngưỡng 1330 điểm trong cả tuần giao dịch. Dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường khi có 11/19 ngành tăng điểm với 200 cổ phiếu tăng và 134 cổ phiếu giảm. Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước nhưng tâm lý giao dịch đang dần tích cực trở lại sau các phiên giao dịch. Khối ngoại tiếp tục duy trì xu hướng bán ròng mạnh trong cả tuần giao dịch. Phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ cho thấy lực cầu khả mạnh khị thị trường điều chỉnh xuống dưới ngưỡng 1330 điểm. Điều này cho thấy VN-Index nhiều khả năng sẽ duy trì xu hướng vận động trong vùng 1330-1380 vào tuần sau.
Tuần sau, VN-Index cũng là tuần các quỹ ETF VNM và ETF FTSE công bố danh mục của mình. Như trong báo cáo tuần 35, BSC dự đoán dạnh mục ETF FTSE VN và ETF VNM như sau: FTSE Vietnam sẽ thêm VCI trong khi ETF VNM sẽ thêm mới cổ phiếu KDC và DGC. So với thực tế, FTSE VN đã thêm mới cổ phiếu KDH và VCI với tỷ trọng lần lượt 1.7% và 1.4%.
TTCK Thế giới
Tình hình lao động kém khả quan tại Hoa Kỳ.
Báo cáo tình hình lao động trong tháng 8 cho thấy tín hiệu trái chiều. 235 nghìn việc làm thêm mới trong tháng 8 tại Hoa Kỳ sau khi 1,053 nghìn việc làm thêm mới trong tháng 7. Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5.2%, tiếp tục cho thấy dấu hiệu tích cực. Tỷ lệ lao động trên dân số có vận động tăng lên 58.5%, cũng cho thấy tiến trình hồi phục trong lao động tích cực thời gian vừa qua. Triển vọng tích cực góp phần giúp TTCK Mỹ duy trì sắc xanh (S&P500 +0.58%, NASDAQ + 1.55%). Lượng thêm mới lao động thấp, góp phần củng cố quan điểm vận động phục hồi vẫn chưa hoàn thành, định hướng nới lỏng cần được tiếp tục trong trung hạn. Tuy vậy, việc thu hẹp biện pháp nới lỏng định lượng nhiều khả năng vẫn được triển khai trong năm 2021. Tỷ lệ lao động trên dân số tiến dần về mức 58.6% – là mức binh quân trong 12 tháng trước khi FED bắt đầu phát tín hiệu đầu tiên về việc điều chỉnh giảm những biện pháp nới lỏng năm 2013, cho thấy khả năng cơ quan điều hành tiền tệ chủ chốt này tiến hành thu hẹp lượng mua tín phiếu chính phủ, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp vào thời điểm cuối năm 2021. Lương trung bình thoe giờ tăng 4.3% YoY, cũng cho thấy lo ngại về việc vận động tăng của lạm phát được kéo dài là có cơ sở.
Điều kiện vĩ mô tích cực, cơ sở cho việc sớm thu hẹp hoạt động thu mua tín phiếu cũng được phản ánh qua chỉ số PMI sản xuất vẫn đạt mức cao 59.9 điểm trong tháng 8, dù cho PMI phi sản xuất chịu tác động phần nào bởi biến chủng Delta hoành hành, đạt mức thấp 61.7 điểm. Nhìn chung, triển vọng tốt, giúp vận động chứng khoán tích cực trong ngắn hạn, đặc biệt khi định hướng chính sách khả năng giữ trạng thái nới lỏng trong giai đọng tiếp theo. Đồng nhịp với Hoa Kỳ, TTCK Trung Quốc tăng tương đối tích cực tuần qua (CSI 300 +0.33%, SHCOMP +1.69%), bối cảnh chủ tịch nước này chò biết khả năng thành lập sàn giao dịch chứng khoán tại Bắc Kinh, tăng cường triển vọng với lĩnh vực trên như kênh huy động trợ giúp cho lĩnh vực ngân hàng. Tuy vậy, PMI hỗn hợp giảm còn 47.2 điểm cho thấy tác động tiêu cực của dịch bệnh trong triển vọng những tháng tiếp theo.
II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- UBND Hà Nội phân 3 vùng chống dịch, áp dụng từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9
Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát, song cũng xác định cuộc chiến còn lâu dài phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp - Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát đối tượng đã tiêm mũi 1 và lập kế hoạch tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian, để chủ động tiêm chủng ngay khi được nhận vaccine.
- Tính đến hết tháng 8, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 2,386 triệu tỷ đồng, tức tăng 1% so với tháng trước và tăng 8.3% so với thời điểm kết thúc năm 2020. Tính đến hết tháng 7, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố HCM đạt 2,171 triệu tỷ đồng, tức tăng 1.1% so với tháng trước và tăng 9.2% so với thời điểm kết thúc năm 2020.
- Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 4,7% cho năm 2021 và từ 7,3% xuống 7% cho năm 2022
- Tám tháng đầu 2021, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, đạt gần 75% kế hoạch thu cả năm, và tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước. thu nội địa ước đạt trên 820 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách nhà nước đạt hơn 918 nghìn tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển mới đạt trên 187 nghìn tỷ đồng, bằng 39% dự toán chi cả năm.
- TP HCM xem xét dần nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh sau ngày 15/9, mục tiêu tiêm chủng hoàn thành trước cuối năm 2021.
- Theo IHS, PMI sản xuất Việt Nam đạt 40.2 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 45.1 điểm trong tháng 7. PMI phi sản xuất đạt 47.5 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 53.3 điểm trong tháng 7.
Thế giới
- Chỉ số giá tiêu dùng Châu Âu ước tăng 3.0% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 2.2% YoY trong tháng 6. Lạm phát cơ bản ước tăng 1.6% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 0.7% YoY trong tháng 6. Chỉ số giá sản xuất tăng 2.3% MoM trong tháng 7, sau khi tăng 1.4% MoM trong tháng 6. Chỉ số giá sản xuất tăng 12.1% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 10.2% YoY trong tháng 6. Bán lẻ hàng hóa giảm -2.3% MoM trong tháng 7, sau khi tăng 1.8% MoM trong tháng 6. Bán lẻ hàng hóa tăng 3.1% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 5.4% YoY trong tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 7.6% trong tháng 7, từ 7.8% trong tháng 6.
- Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, PMI sản xuất đạt 50.1 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 50.4 điểm trong tháng 7. PMI phi sản xuất đạt 47.5 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 53.3 điểm trong tháng 7. Theo IHS, PMI sản xuất của Trung Quốc đạt 49.2 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 50.3 điểm trong tháng 7. PMI dịch vụ đạt 46.7 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 54.9 điểm trong tháng 7. PMI hỗn hợp đạt 47.2 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 53.1 điểm trong tháng 7.
- 235 nghìn việc làm được thêm mới tại kinh tế Hoa Kỳ trong tháng 8, sau khi 1,053 nghìn việc làm được thêm mới tại nước này trong tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5.2% trong tháng 8, từ 5.4% trong tháng 7. Lương trung bình theo giờ tăng 0.6% MoM trong tháng 8, sau khi tăng 0.4% MoM trong tháng 7. Lương trung bình theo giờ tăng 4.3% YoY trong tháng 8, sau khi tăng 4.1% YoY trong tháng 7. Theo ISM, PMI sản xuất đạt 59.9 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 59.5 điểm trong tháng 7. PMI phi sản xuất của Hoa Kỳ đạt 61.7 điểm trong tháng 8, sau khi đạt 64.1 điểm trong tháng 7.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19.
VNIndex trong tuần tiếp theo dự kiến hồi phục trở về ngưỡng 1350 điểm
- Ngày 6/9, trợ cấp lao động 300 USD/tuân tại Mỹ hết hiệu lực.
- Ngày 7/9, Châu Âu công bố GDP, Trung Quốc công bố xuất nhập khẩu, dự trữ ngoại hối, Đức công bố sản lượng công nghiệp.
- Ngày 8/9, Nhật Bản công bố dư nợ tín dụng, GDP, Mỹ công bố sách be của FED.
- Ngày 9/9, Đức công bố xuất nhập khẩu, Trung Quốc công bố chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, dư nợ tín dụng, cung tiền, tổng phương tiện thanh toán, ECB họp chính sách.
- Ngày 10/9, Đức công bố chỉ số giá tiêu dùng, Trung Quốc công bố FDI, Hoa Kỳ công bố chỉ số giá sản xuất.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

