I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI
TTCK Việt Nam
Thị trường khởi sắc, VNINDEX hướng tới 1340 điểm
VN-Index duy trì xu hướng vận động quanh ngưỡng 1300 điểm trong cả tuần giao dịch. Dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường khi có 10/19 ngành tăng điểm với 183 cổ phiếu tăng và 185 cổ phiếu giảm. Thanh khoản thị trường tuy suy giảm so với tuần trước khi các nhà đầu tư giao dịch cẩn trọng sau 2 phiên bán tháo mạnh. Khối ngoại tiếp tục duy trì xu hướng bán ròng mạnh trong cả tuần giao dịch. Sau 5 phiên giao dịch, VN-Index có thể xác lập ngưỡng 1300 điểm làm ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn trong giai đoạn này. Tín hiệu giao dịch tích cực vào phiên thứ 6 đã báo hiệu xu hướng tăng điểm tới ngưỡng 1350 điểm vào tuần sau.
Trong tuần, sự kiện phó tổng thống Kamala Harris sang thăm Việt Nam đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ thương mại Hoa Kỳ- Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong khu vực ĐNA và cam kết trợ giúp Việt Nam đào tạo chất lượng lao động cũng như thúc đẩy quá trình chuyển hóa kinh tế số trong giai đoạn tới. Trong ngắn hạn, việc quan hệ thương mại được củng cố sẽ tiếp tục tạo điều kiện tốt cho xu hướng tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể các mã cổ phiếu và nhóm ngành dự kiến hưởng lợi từ xu hướng này đã được đề cập trong báo cáo “Quan hệ thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ và Việt Nam”.
TTCK Thế giới
Quan điểm lạm phát tác động ngắn hạn chủ đạo trong phát biểu của chủ tích FED
TTCK Mỹ vận động tăng tích cực tuần qua (Dow Jones +0.96%, S&P500 +1.52%, NASDAQ +2.82%), chịu tác động lớn bởi cuộc họp lãnh đạo các ngân hàng trung ương chủ chốt trong ngày 26-27/8. Phát biểu của Chủ tịch FED tiếp tục cho thấy tín hiệu thu hẹp biện pháp nới lỏng định lượng, thu mua tín phiếu chỉnh phủ, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, khả năng cao cuối năm nay. Tuy vậy, tín hiệu trên chưa tác động tới định hướng chính sách điều hành lãi suất, hiện tiếp tục được duy trì tại 0-0.25%, và khả năng tiếp tục giữ vững tới cuối 2022, khi các mục tiêu đối với lao động vẫn chưa đạt được. Cùng với đó, Chủ tịch FED tiếp tục đánh giá lạm phát tại thời điểm hiện tại mang tính
ngắn hạn, khả năng giảm khi nút thắt đầu vào được dần cởi bỏ. Cùng với đó, luận điểm lạm phát ngắn hạn cũng dựa trên yếu tố:
- Chỉ số giá tăng gói gọn tại một vài lĩnh vực chịu tác động lớn của dịnh bệnh dẫn tới việc nhu cầu tăng mạnh khi nền kinh tế mở trở lại,
- Phương tiện dịch chuyển cùng hàng hóa lâu bền cho tín hiệu điều chỉnh
- Giá lao động tăng với tốc độ kém hơn năng suất nên khả năng thấp lạm phát vận động tăng dài hạn
- Lạm phát kỳ vọng vẫn thấp hơn lạm phát thực cho thấy quan điểm lạm phát mang tính ngắn hạn vẫn chủ đạo trong nhiều thành phần tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ báo trong tháng 7 cũng cho thấy lạm phát khả năng tạo đỉnh, nên cũng không loại trừ có thể điều chỉnh giai đoạn tới. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4.2% YoY trong tháng 7. PCE cơ bản tăng 3.6% YoY, tiêu dùng cá nhân tăng 7.6% YoY, thu nhập cá nhân giảm -3.5% YoY. TTCK vận động tăng tích cực sau khi điều chỉnh giảm xuống vùng hỗ trợ 3400 điểm trong tuần liền trước, bối cảnh tác động của thắt chặt giám tại một vài lĩnh vực giảm dần. PboC bơm thêm 120 tỷ CNY vào tuần qua cũng tác động tích cực tâm lý đầu tư khi là lượng tiến lớn nhất trong bảy tháng qua, phần nào phản ánh quan điểm trợ giúp mạnh hơn khi vĩ mô liên tục phát tín hiệu suy yếu. Bảy tháng đầu 2021, lợi nhuận công nghiệp đạt +57.3% YoY, kém hơn mức +66.9% YoY sáu tháng đầu 2021.
II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 23/08/2021 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước. Bộ yêu cầu: (1) Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao, (2) Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, (3) Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đường chia sẻ với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 2.0% YoY lên 11.58 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm -2.1% xuống 19.12 tỷ USD.
- Theo Bộ Tài chính, trong thời gian còn lại của năm 2021, việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn nằm trong khả năng của Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá. Bộ Tài chính ước tính CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 1% so với tháng trước để đảm bảo kiểm soát theo mục tiêu đề ra
- NHNN ban hành Thông tư số 13/2021/TT-NHNN, giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và phí dịch vụ thanh toán trong nước, từ ngày 01/09/2021 đến hết ngày 30/06/2022. NHNN hạ lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 0,05% xuống 0% và giữ nguyên các lãi suất còn lại.
Thế giới
- Chính quyền Bắc Kinh tạm dừng 40 thỏa thuận phát hành lần đầu tại hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến, bối cảnh điều tra các bên trung gian, bao gồm một công ty luật và một công ty môi giới, trong các thỏa thuận nêu trên.
- NHTW Hàn Quốc nâng lãi suất điều hành 0.25% lên 0.75%, bởi lo ngại về lạm phát, giá bất động sản, và nợ hộ gia đình tăng mạnh.
- Chủ tịch FED phát tín hiệu thu hẹp biện pháp nới lỏng định lượng thu mua tín phiếu chính phủ vào dịp cuối năm, tuy vậy, chưa tác động tới định hướng chính sách điều hành, hiện tiếp tục được duy trì tại 0-0.25%, và khả năng tiếp tục giữ vững tới cuối 2022, khi các mục tiêu đối với lao động vẫn chưa đạt được. Cùng với đó, chủ tịch FED tiếp tục đánh giá lạm phát tại thời điểm hiện tại mang tính ngắn hạn, khả năng giảm khi nút thắt với hàng hóa thế giới được cởi bỏ.
- Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4.2% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 4.0% YoY trong tháng 6. PCE cơ bản tăng 3.6% YoY trong tháng 7, tương đương trong tháng 6. Tiêu dùng cá nhân tăng 7.6% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 9.3% Yoy trong tháng 6. Thu nhập cá nhân giảm -3.5% YoY trong tháng 7, sau khi giảm -3.6% YoY trong tháng 6.
- Tại Đức, chỉ số giá nhập khẩu tăng 15.0% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 12.9% YoY trong tháng 6.
- Bảy tháng đầu 2021, lợi nhuận công nghiệp Trung quốc tăng 57.3% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 66.9% YoY trong sáu tháng đầu 2021.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19.
VNIndex trong tuần tiếp theo dự kiến kiểm tra ngưỡng 1320 điểm.
TTCK Việt Nam nghỉ lễ 2 ngày 02-03/09/2021 và giao dịch trở lại vào Thứ 2 – 06/09/2021
- Ngày 29/8, Việt Nam công bố dữ liệu vĩ mô tháng 8.
- Ngày 30/8, Đức công bố chỉ số giá tiêu dùng, Nhật Bản công bố bán lẻ hàng hóa.
- Ngày 31/8, Đức công bố tỷ lệ thất nghiệp, Châu Âu công bố chỉ số giá tiêu dùng, Nhật Bản công bố sản lượng công nghiệp.
- Ngày 1/9, OPEC+ nhóm họp về cung dầu, Châu Âu công bố tỷ lệ thất nghiệp, PMI sản xuất Việt Nam cùng các nước khu vực.
- Ngày 2/9, Châu Âu công bố chỉ số giá sản xuất.
- Ngày 3/9, Châu Âu công bố PMI dịch vụ, bán lẻ hang hóa, Trung Quốc công bố PMI dịch vụ, Nhật bản công bố PMI dịch vụ, Mỹ công bố báo cáo lao động.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

